Hành khách ngơ ngác khi bay Tân Sơn Nhất nhưng phi cơ đáp Buôn Mê Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơn mưa tối 27.5 kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ đã khiến nhiều chuyến bay tới sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) không thể hạ cánh. Nhiều máy bay phải lượn nhiều vòng trên trời, thậm chí phải hạ cánh tại sân bay khác.
Tối ngày 27.5, anh Vũ Trọng Tùng có chuyến bay lúc 17h từ sân bay Vinh (Nghệ An) tới sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), anh Tùng đã có trải nghiệm bay bất ngờ khi máy bay phải lượn nhiều vòng trên trời nhưng không hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) mà thẳng tiến đến Cảng hàng không Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).
"Theo dự kiến chuyến bay của tôi sẽ hạ cánh lúc 18h50 nhưng gần chuẩn bị đáp thì lại đột ngột chuyển hướng đến sân bay Buôn Mê Thuột. Tới hơn 20h chuyến bay của tôi vẫn chưa thể tiếp tục cất cánh trở lại TPHCM" - anh Tùng cho hay.
Theo các hãng bay, nguyên nhân là do thời tiết tại TPHCM mưa lớn kèm gió lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ với lưu lượng mưa dao động 20-25 mm khiến việc cất hạ cánh của nhiều máy bay tại Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng. Các phi cơ phải lượn nhiều vòng, thậm chí đáp xuống sân bay khác lịch trình ban đầu.
Tương tự, chị Hoàng Thuỳ Trang cũng có chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 27.5, sau 2 tiếng bay máy bay không thể hạ cánh đúng như dự định ban đầu mà bay lượn thêm 1 tiếng rưỡi ở Nha Trang và Phan Thiết mới có thể hạ cánh.
"Sau 2 năm tôi mới có chuyến bay TPHCM nhưng bay đúng khung giờ thời tiết xấu nên máy bay phải lòng vòng mãi. Việc này là bất khả kháng nhưng an toàn cho cả chuyến bay nên tôi cũng vui vẻ" - chị Trang chia sẻ.
Tối cùng ngày, nhiều chuyến bay từ TPHCM đi các tỉnh thành khác cũng không thể cất cánh đúng giờ ban đầu do mưa lớn. Các chuyến bay đều phải delay từ 2-3 giờ chờ an toàn mới có thể cất cánh.
Trong hôm qua 26.5, nhiều hành khách đi từ các tỉnh, thành khác đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng gặp cảnh bay vòng lòng trên bầu trời do thời tiết không thuận lợi.
Anh Lê Quốc Cường (30 tuổi) cho biết: "Tối qua tôi bay từ Đà Nẵng đến TPHCM nhưng không thể hạ cánh đúng giờ do TPHCM mưa. Tôi đã sốt ruột và lo lắng khi ngồi trên máy bay lâu như vậy. Mãi gần khuya tôi mới xuống được máy bay di chuyển ra ngoài mới thấy mưa khá lớn".
Thông tin từ Đài Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam bộ cho biết, mây dông vẫn đang bao trùm lên khu vực các tỉnh TPHCM, Bình Phước, Bình Dương,...
Trong từ 0-3 giờ tới, các khối mây dông này có khả năng sẽ tiếp tục gây mưa rào và dông cho các khu vực kể trên, sau đó mây dông tiếp tục mở rộng và di chuyển đến các khu vực lân cận khác gây mưa rào kèm dông.
Lượng mưa phổ biến 5-10mm, có nơi trên 15mm. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo Ngọc Lê (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.