Hàng loạt dự án condotel 'vỡ trận' vì vắng bàn tay quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ cuối năm 2019 đến nay, hàng loạt dự án condotel (căn hộ, biệt thự, nhà phố du lịch) 'vỡ trận' ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu... khiến thị trường bất động sản chao đảo.
 


Những nhóm khách hàng từ ngày này qua ngày khác căng băngrôn đỏ từ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh... với nội dung tố cáo chủ đầu tư, ngân hàng bảo lãnh, đòi trả tiền.

Ngoài mục tiêu đòi hỏi quyền lợi, khách hàng còn mong tạo được sự chú ý của chính quyền để các cơ quan này thể hiện vai trò quản lý của mình trong việc định hướng và giải quyết các bất ổn của câu chuyện condotel.

Nhớ lại cách đây vài năm, khi condotel khuynh đảo thị trường, hàng loạt dự án ra đời với lời hứa lợi nhuận 'khủng', được cấp 'giấy hồng' thì nhiều khách hàng đã mạnh tay vung tiền mà không hề cân nhắc đến những rủi ro về pháp lý, vị trí, về dòng tiền và kiểu đầu tư 'không giống ai'.

Theo quy định, đất làm du lịch là đất thương mại dịch vụ, doanh nghiệp chỉ được thuê đất trả tiền một lần trong vòng 50 năm kể cả thời gian xây dựng dự án. Người được Nhà nước giao đất phải bỏ tiền ra xây dựng khách sạn, nhà hàng để kinh doanh.

Đã là đất thương mại dịch vụ thì không có tiêu chuẩn về dân số. Nhà nước cấp giấy chủ quyền cho cả dự án chứ không cấp giấy chủ quyền cho từng căn hộ nhỏ, càng không có chuyện chuyển đất thương mại dịch vụ thành đất ở để người mua nhà được cấp 'giấy hồng' ổn định lâu dài như các dự án nhà ở.

Và mặc dù loại hình condotel chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nhưng một số nơi vẫn cấp phép.

Tiếp theo đó là những thông tin của chủ đầu tư vừa mời mọc, vừa trấn an khách hàng như kiến nghị cấp giấy chủ quyền cho căn hộ, biệt thự du lịch, đang xem xét, sửa đổi các quy định liên quan.

Đến khi 'trận đồ condotel' vỡ ra, các địa phương kiến nghị cho phép chuyển thành căn hộ chung cư, nhà ở để cứu vãn. Tất nhiên, với những quy định hiện hành, việc chuyển đất thương mại thành đất ở và chuyển condotel thành đơn vị ở rất khó được chấp nhận.

Đáng nói là từ khi khai sinh trái luật cho đến nay, thị trường condotel hoạt động theo kiểu tự sinh tự diệt. Từ đầu tới cuối của vụ này, người ta thấy vắng bóng bàn tay quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Nếu như ngay từ đầu, các địa phương thận trọng khi cấp phép cho condotel, hoặc các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, khuyến cáo về tính pháp lý của loại hình này từ lúc chỉ có một hai dự án mở bán...

Giá như UBND các tỉnh, thành chặt chẽ hơn, đề nghị xây dựng khung pháp lý hoặc thận trọng cho thí điểm trước khi cấp phép tràn lan... thì đã không đẩy hàng ngàn khách hàng vào cảnh khốn khó như hiện nay.

Với thị trường bất động sản chưa hoàn thiện như thị trường Việt Nam, thiết nghĩ rất cần bàn tay quản lý đúng chỗ, kịp thời, quyết liệt từ cơ quan quản lý để bảo vệ khách hàng (những người yếu thế, số đông) và bảo đảm cho sự ổn định chung.

Theo DƯƠNG NGỌC HÀ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.