Hạn trên diện rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù một số nơi trên địa bàn tỉnh đã có mưa giông cứu vớt phần nào cây trồng, tuy nhiên, với địa bàn huyện Chư Pưh nắng nóng vẫn kéo dài, mực nước tại các ao, hồ, đập, công trình thủy lợi xuống nhanh làm cho cây trồng thiếu nước tưới, khô hạn trên diện rộng.


Theo báo cáo, vụ Đông Xuân 2014-2015, toàn huyện Chư Pưh gieo trồng hơn 1.417 ha cây trồng các loại (đạt 100,55%). Trong đó, lúa Đông Xuân hơn 800 ha, khoai lang 79,4 ha, đậu các loại hơn 25 ha, rau các loại hơn 512 ha. Tuy nhiên, sau khi người dân xuống giống thì thời tiết liên tục nắng nóng làm cho một số diện tích lúa Đông Xuân trên địa bàn bị hạn nặng và mất trắng.
 

Ảnh: Q.T
Ảnh: Q.T

Theo số liệu thống kê mới nhất của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh, đến thời điểm này, lúa Đông Xuân trà sớm đang ở giai đoạn làm đòng-trổ bông, lúa trà muộn đang đẻ nhánh nhưng gặp thời tiết nắng hạn đã ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí là mất trắng. Đã có hơn 292 ha lúa Đông Xuân bị hạn (hơn 206 ha bị thiệt hại trên 70%), tập trung tại các xã: Chư Don 70 ha, thị trấn Nhơn Hòa 52,7 ha, Ia Dreng hơn 38 ha, Ia Hla 37 ha, Ia Hrú 35 ha, Ia Blứh 32 ha… Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Mặc dù ngay từ đầu vụ, ngành Nông nghiệp huyện đã triển khai gieo trồng sớm hơn 1 tháng để tránh hạn và khuyến cáo người dân những vùng thiếu nước không nên xuống giống nhưng do nắng nóng kéo dài, nguồn nước cạn kiệt đã làm cho cây trồng bị hạn trên diện rộng.  

Thậm chí một số diện tích nằm trong vùng tưới của các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng bắt đầu bị hạn, như tại xã Chư Don-nơi có đập Plei Thơ Ga, gieo trồng hơn 102 ha, có khoảng 60 ha đã bị khô hạn, xã Ia Blứh có đập Ia Hlốp gieo trồng 32 ha có 30 ha bị hạn, xã Ia Hla có đập Ia Pom, gieo trồng 23 ha thì có tới 15 ha bị hạn và một số diện tích tại các đập Bê Tel (xã Ia Rong), đập Tơ Dung (xã Ia Hrú), đập Ia Dreng (xã Ia Dreng) cũng tương tự.

 

Ảnh: L.H
Ảnh: L.H

Ngoài hàng trăm ha lúa Đông Xuân trên bị khô hạn, diện tích cây công nghiệp cũng thiếu nước tưới, như tại các xã Ia Dreng, Ia Hrú, thị trấn Nhơn Hòa. Những diện tích trà sớm trên địa bàn huyện bị hạn, người dân chỉ còn biết cắt về cho bò ăn và những diện tích lúa đang giai đoạn đẻ nhánh nhưng chân ruộng nứt nẻ thì cầm chắc là thất bại. Ông Nguyễn Xuân Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Trước thực tế trên, ngành Nông nghiệp đã đề xuất huyện xuất kinh phí hơn 85 triệu đồng từ nguồn ngân sách dự phòng để hỗ trợ dầu tưới chống hạn.

Đặc biệt, khoanh vùng không cho hạn tràn lan, diện tích nào có khả năng cứu được mới bơm nước tưới, còn lại có thể chấp nhận bỏ mất trắng. Huyện đã thành lập các tổ tiếp nước, điều tiết nước, tưới luân phiên, tiết kiệm nước, nạo vét kênh mương, đào giếng để cứu cây trồng. Phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê điều tiết nước từ công trình thủy lợi hồ Ia Ring để bổ sung nguồn nước cho các công trình thủy lợi trên dòng suối Ia Hlốp. Ngoài ra, huyện rà soát các hộ nghèo trên địa bàn bị hạn mất trắng trong vụ Đông Xuân này để có phương án hỗ trợ cứu đói… Đối với diện tích giảm năng suất, mất trắng, huyện cũng đã đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ phân bón, giống để nhân dân sản xuất trong vụ tới.

 

Ảnh: L.H
Ảnh: L.H

Theo dự báo, nắng nóng sẽ còn kéo dài. Người dân huyện Chư Pưh nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, vẫn còn chưa chủ động chuyển đổi cây trồng những vùng thường xuyên bị hạn sang cây trồng cạn, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên... thì hàng năm bị hạn là điều đã được báo trước. Các cơ quan, ban ngành, địa phương cần hỗ trợ người dân đầu tư các công trình thủy lợi, triển khai mô hình hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật giúp người dân tránh hạn và an tâm hơn mỗi khi vào vụ sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Lê Nam-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.