Hạ chuẩn giáo viên là chấp nhận một bước lùi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thiếu giáo viên, bế tắc về nguồn tuyển, Bộ GD-ĐT dự thảo đề xuất gây chú ý, đó là hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ trình độ ĐH xuống CĐ ở một số môn học để hy vọng sẽ tuyển được giáo viên các môn học mới đang ngày càng thiếu trầm trọng.

Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên (GV) từ tiểu học đến THPT khi tuyển mới đều phải tốt nghiệp ĐH. Việc nâng chuẩn GV từ trình độ trung cấp (ở cấp tiểu học) và CĐ (ở cấp THCS) lên ĐH của luật Giáo dục 2019 được xem là một bước đột phá nhằm nâng chất lượng đội ngũ GV, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận quy định mới về chuẩn GV là "đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT". Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành GD-ĐT đang đối mặt với tình trạng thiếu GV trầm trọng ở các môn học mới hoặc các môn học vốn là tự chọn thì nay chuyển sang bắt buộc…

Chương trình là pháp lệnh, các địa phương dù đủ hay thiếu GV cũng đều phải thực hiện. Những năm qua, nhiều địa phương gần như "trắng" GV để giảng dạy một số môn. Điển hình như H.Mèo Vạc (Hà Giang), H.Mù Cang Chải (Yên Bái)… đã phải "cầu cứu" các trường học ở Hà Nội. Các GV ở Hà Nội hỗ trợ bằng cách dạy trực tuyến cho học sinh ở các trường học vùng cao…

Sự giúp đỡ ấy là vô giá, tuy nhiên cũng chỉ là giải pháp tạm thời mang tính "chạy ăn từng bữa". Căn cơ và chủ động nhất vẫn phải là có đủ GV tại chỗ. Bởi vậy, các địa phương đang thiếu GV bày tỏ sự ủng hộ cao với đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc hạ chuẩn để có thêm nguồn tuyển GV một số môn học đặc thù.

Khi đưa ra thực trạng về thiếu nguồn tuyển GV để đề xuất hạ chuẩn, Bộ GD-ĐT nêu nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên vấn đề lương GV không đủ sức thu hút, cách thức tuyển dụng GV chưa thực sự phù hợp… Tuy vậy, còn một nguyên nhân mà Bộ GD-ĐT chưa nhắc tới, đó là sự thiếu chủ động vào cuộc của chính các trường ĐH sư phạm, sự thiếu sát sao trong chỉ đạo hệ thống trường sư phạm mở mã ngành đào tạo các môn học mới… dẫn tới các địa phương không có nguồn tuyển GV môn học mới. Đơn cử như môn học tích hợp ở THCS, đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ GV nào được đào tạo dạy tích hợp ra trường.

Hạ chuẩn so với quy định của luật để có thêm nguồn tuyển GV, dù vì điều gì, cũng là một "bước lùi" trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; là giải pháp "cực chẳng đã" phải tiến hành.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua thì cần phải kèm theo những quy định chặt chẽ. GV trình độ CĐ được tuyển dụng phải có văn bản cam kết và có khả năng tham gia các khóa đào tạo và thời gian nâng chuẩn theo quy định của luật Giáo dục 2019 chứ không thể "nợ chuẩn" vô thời hạn.

"Lùi" một bước có thể cần trong bối cảnh này, nhưng đừng để bước lùi ấy dẫn đến việc phải sửa cả luật để hợp thức hóa khó khăn nếu không có giải pháp thực sự quyết liệt cả về chế độ tiền lương, về việc chỉ đạo đào tạo đội ngũ.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null