Gương mặt thơ: Tạ Văn Sỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tạ Văn Sỹ là một trường hợp thú vị trong nền thơ Việt đương đại. Anh làm thơ như sinh ra chỉ để làm thơ nhưng lại từng sống bằng nghề xe ôm. Và cũng không hẳn là sống bằng xe ôm, bởi chính trên cái xe máy cà tàng ấy mà anh đã mấy lần một mình vào Nam ra Bắc, để thăm thú và để... làm thơ.
 
Hành nghề xe ôm để sống và làm thơ để tồn tại, bị thơ hành nhưng cũng chính nhờ thơ mà anh thành danh. Thơ anh trải rộng trên mọi trạng huống cảm xúc, nhuần nhuyễn và giàu cảm xúc. Anh rong ruổi với đời, với thơ bằng một sự hiểu biết sâu sắc về nơi mình sống. Có thể nói một cách không ngoa rằng, anh là cuốn từ điển sống về vùng Kon Tum với các buôn làng của người Bahnar, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Rơ Ngao...
Anh có thơ đăng báo từ trước năm 1975, quê Tây Sơn, Bình Định nhưng định cư ở Kon Tum từ 1965, đã xuất bản 5 tập thơ, 2 tập tạp văn, 2 tập khảo luận. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Mùa ning nơng 
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Hẹn em bên bờ suối vắng
Hội làng bỏ lại sau lưng
Quanh ta linh thiêng chứng giám
Hồn sông hồn núi hồn rừng…
Tiếng chiêng ngân trầm theo lời anh nói
Lửa hội nồng nàn ấm theo vòng tay
Men rượu ngây ngây trong từng hơi thở
Em bừng bừng trong mắt anh say.
Ơ, sao em mềm như con thỏ nhỏ
Em ấm như bộ lông con chồn
Em mát như vạt cỏ non
Em thơm như xạ hương…
Anh như con gấu đói
Tìm mật ngọt trên môi em
Anh như con hổ khát
Tìm nước mát trên ngực em!
Ơi em, hội làng sắp vãn
Sao trời đã báo hết đêm
Về thôi, đường khuya mờ tỏ
Phía bìa rừng lấp ló trăng lên…
Người miền núi
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Người miền núi mắt quen bóng núi
Núi vây quanh ấm áp thân gần
Về đồng bằng nhìn bốn bề trống trải
Thấy mình như lạc lõng phân vân.
Người miền núi uống rượu ghè bằng bát
Quá chén thấy mình như đang trên mây
Về đồng bằng uống toàn rượu đế
Ly nhỏ thôi ấy vậy mà say.
Người miền núi quen leo đèo dốc
Từng đoạn thôi khúc khuỷu hóa gần
Về đồng bằng đường cứ dài hun hút
Đi không trèo nên dễ mỏi chân.
Người miền núi ở với nhau dễ lắm
Không khoe khoa khách khí phân trần
Người đồng bằng nhiều cầu kỳ kiểu cách
Nếu không quen cứ thấy ngại ngần.
Người miền núi nên mê xứ núi
Mới rong chơi dăm bữa đồng bằng
Đã thèm núi thèm rừng thèm suối
Chào bạn bè về lại chốn quen thân.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.