Góc ngẫm nghĩ: Đừng để học sinh phát biểu bằng cảm nghĩ của người khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở môi trường giáo dục, mỗi năm thường có một số ngày lễ để học trò phát biểu cảm nghĩ. Những lời phát biểu của học sinh, thực sự mà nói, khá ít của 'chính chủ',  đa phần học sinh đọc... phát biểu cảm nghĩ của người khác.

 

Không chỉ chống văn mẫu mà còn chống cảm tưởng phát biểu mẫu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Không chỉ chống văn mẫu mà còn chống cảm tưởng phát biểu mẫu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Tôi xin kể ba trong hàng chục lần tham dự và được biết về các buổi lễ mà học trò đọc... cảm nghĩ của thầy cô chứ không phải từ cảm nghĩ chân thực của các em.

Một lần đi dự lễ tổng kết năm học của cậu con trai “tốt nghiệp” mầm non, tôi rất ngỡ ngàng trước bài phát biểu của cô bé tuổi sắp lên sáu.
Cháu đọc một bài viết khá dài. Về nội dung thì phải nói rằng “chuẩn không cần chỉnh”, không phải người lớn nào cũng viết được như thế. Bài viết rất hay, rất ý nghĩa, tri ân nhà trường và các cô giáo công tác ở đây. Chuẩn bị vào lớp 1, mới làm quen một số chữ cái, sao cháu viết được hay đến thế? Nếu cháu tự mình suy nghĩ và viết lên được hay như vậy thì chắc cháu phải là “thần đồng đất Việt”, là nhân tài của đất nước.

Có nên để học sinh bậc mầm non phát biểu? Các cháu tuổi còn nhỏ, mới tập làm quen chữ cái, sao người lớn lại viết những bài văn hay như thế rồi đem cho con trẻ đọc lời tri ân? Hãy để các cháu được ngây thơ, hồn nhiên, được trong sáng. Đừng gieo giá trị ảo cho các cháu như thế!

Một lần khác dự lễ tổng kết, nghe một nam sinh lớp 12 phát biểu trước lúc tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè, em phát biểu rất hay. Bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, thứ bậc để nói lời tri ân và tạm biệt mái trường… rất hoàn hảo. Đại biểu, phụ huynh, thầy cô tấm tắc khen hay, chỉ có nhân vật trung tâm - những cô cậu học trò thì “chịu đòn bởi những lời sáo rỗng”. Sau buổi lễ kết thúc, hỏi ra vì sao em viết hay vậy, em cho biết mình chỉ đóng vai người đọc từ bài viết của giáo viên đưa.

Một lần sau khi dự lễ khai giảng, anh bạn đồng nghiệp chia sẻ mấy hôm chuẩn bị lễ khai giảng, cô học trò được phân công phát biểu cảm nghĩ nhân ngày khai trường nhờ anh hướng dẫn viết, anh nói: “Con cảm nghĩ thế nào thì viết thế đấy. Con không cần viết văn hoa màu mè làm gì”. Hôm khai giảng, trước giờ vào lễ, học trò đưa anh xem. Đọc gần nửa trang giấy, anh tá hỏa hỏi: “Thư của Chủ tịch nước là A, sao con lại viết là B?”. Học trò thành thật nói: “Con có lấy mấy ý từ trên mạng”. Chính vì thế mà thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch A đương nhiệm mà em lại nhắc thư của B. Anh bạn nói với tâm trạng buồn: “Mình không trách gì học trò. Tại người lớn chúng ta mà ra”.

Lời phát biểu của học sinh nhân ngày khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam hay lễ tổng kết năm học vẫn thường được thầy cô viết sẵn để cho học sinh đọc. Điều này khá phổ biến trong ngành giáo dục bao lâu nay. Sợ học sinh viết không hay, phát biểu trước quan khách chưa được như ý muốn nên thầy cô chính là tác giả của những bài viết đầy cảm xúc ấy. Những lời tấm tắc khen hay đều mang giá trị ảo. Tôi muốn lời phát biểu ấy chính từ tấm lòng của học sinh chứ không phải từ những người thầy chúng tôi. Tôi thích những lời phát biểu mộc mạc, đơn sơ và giản dị mà chân thành, còn hơn những lời hoa mỹ mà sáo rỗng.

Hãy để những cô cậu học trò phát biểu chính từ suy nghĩ của các em, dù câu chữ còn vụng về, nhưng đó mới là lời tri ân ý nghĩa và cao quý. Cần xây dựng một nền giáo dục thiết thực, thiết thân và trên hết là chân thực.

Theo Thái Hoàng (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.