Góc đường có hoa bằng lăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mùa này, đi đâu cũng thấy hoa bằng lăng, nở hết mình, tím ngắt. Tôi không yêu màu tím, vì nó buồn quá, cứ nhìn màu tím là lòng chùng lại, dù hoa bằng lăng nở vào mùa hè. Đi giữa cái nắng cháy rực của hoa phượng, của tiếng ve, bắt gặp một cây bằng lăng tự nhiên muốn đứng lại, muốn ngắm nghía, muốn dùng màu tím đó “thanh nhiệt” cho tâm hồn mình giữa những gấp gáp, bộn bề.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Màu tím của bằng lăng không làm một chấm màu buồn trong bức tranh thu hay đông. Cứ trơ ra giữa mùa hè nóng rực cho người ta thấy xốn xang về những tháng ngày xưa cũ. Ai mà chẳng có những kỷ niệm xa xưa. Rồi thỉnh thoảng, tự hỏi lòng mình có yêu bằng lăng không, lòng chùng chình không trả lời được. Và xưa cũ của tôi, là góc đường có cây bằng lăng và một ô cửa sổ...

Bạn từng yêu thiết tha màu tím, bạn từng yêu thiết tha hoa bằng lăng, bên trong cây bằng lăng ở góc đường là cửa sổ của bạn, ô cửa sổ của người con trai kiên cường chống chọi với bệnh tật suốt nhiều năm trời. Đến khi người ta tháo đôi chân ra khỏi cơ thể, giấc mơ của bạn vẫn là những con phố đầy hoa bằng lăng, những góc đường rợp trời hoa tím. Tôi từng yêu giấc mơ đó của bạn, dù tôi không yêu màu tím, nhưng tôi biết giấc mơ đó khiến bạn quên đi nghịch cảnh hiện tại.

Tôi nhớ những buổi chiều bạn ngồi trước những đầu tượng thạch cao để luyện vẽ. “Mình sẽ thi vào kiến trúc, mình không có chân, nhưng mình có tay, người ta không có tay, người ta vẽ được bằng chân cơ mà!”. Tôi từng cay mắt với ước mơ và quyết tâm đó. Nhưng cuộc đời vốn nghiệt ngã, bệnh bạn trở nặng và không vượt qua được cuộc phẫu thuật trước mùa thi. Bạn vĩnh viễn ra đi để lại giấc mơ về những đường hoa tím dang dở.

Khung cửa sổ ấy đã đóng lâu rồi, từ ngày bạn không còn nữa. Nhưng bằng lăng thì vẫn nở ở góc đường đó, mỗi năm cây mỗi to, mỗi năm hoa mỗi nhiều và màu tím càng buồn da diết. Tôi vẫn chưa thể nào yêu màu tím, bởi cứ nhìn màu tím là tôi nhớ bạn, nhớ giấc mơ kiên cường của bạn còn dang dở đâu đó trên những tờ giấy tập vẽ trong căn phòng có cửa sổ kia. Giấc mơ mà tôi, một đứa bất tài, dẫu muốn cũng không bao giờ đủ sức thay bạn thực hiện nó. Nên giờ, mỗi lúc ngang qua, tôi hay nhìn lên khung cửa sổ đóng kín đó và thầm hỏi, liệu bên kia thế giới, bạn có thực hiện tiếp giấc mơ của mình?

Nguyễn Anh Đào

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.