'Gõ cửa' Ho Rum: Sống bìa rừng nhưng lấy được tiền khách Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày nay, không những sống nhờ rừng, dân bản Ho Rum (xã Kim Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) còn sống nhờ làm du lịch, lấy được cả tiền của khách Tây, dù chưa ai biết tiếng Anh.

Mới vài năm trước, người lạc quan nhất cũng không tin rằng có ai đó bỏ tiền tìm đến nơi hẻo lánh này ăn, ngủ, chơi. Ấy thế mà chuyện viển vông đó đã xảy ra với Ho Rum, bản biên giới nằm ngay bìa rừng, thuộc vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong.

Lên bản biên giới, ở homestay

Một ngày đầu tháng 8, lang thang dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây chạy gần như song song với thượng nguồn sông Long Đại ở bản Ho Rum, tôi đến với "Son homestay".

Một góc bản Ho Rum nhìn từ trên cao

Một góc bản Ho Rum nhìn từ trên cao

Chiếc cổng của nơi lưu trú bình dân cho khách du lịch này là những trụ gỗ lớn, gác lên nhau rất đơn giản, đậm chất "rừng rú". Nhưng mấy dòng chữ tiếng Anh cùng số điện thoại liên lạc viết ở tấm bảng hiệu, theo tôi là biểu tượng cho sự đổi thay đáng kinh ngạc của một bộ phận cư dân Ho Rum. Rằng, họ biết làm du lịch.

Hồ Văn Huynh (38 tuổi, chủ của homestay) cho biết Son là tên vợ của anh. Người đàn ông với vẻ ngoài săn chắc này kể rằng, trước khi làm du lịch, vợ chồng anh trồng sắn và làm rẫy. Tất cả đã thay đổi từ năm 2021, khi cả hai vợ chồng được chính quyền, ngành chức năng cho đi tập huấn về cách làm du lịch. Sau học hành được vài tháng, "Son homestay" ra đời. "Có gì khó đâu, nhà sàn của mình có sẵn rồi, chỉ cần trang trí lại, mua thêm nệm, chăn màn… Thế là mọi sự bắt đầu", anh Huynh tít mắt nói. Thấy đứa em ruột làm được, anh trai của Huynh là ông Hồ Triển (49 tuổi) cũng sửa soạn lại nhà cửa để mở homestay.

"Homestay của mình đón trên dưới 300 khách, ít thì nhóm 3 - 4 người, nhiều thì 20 người, có cả khách nước ngoài. Cứ mỗi người đến ở lại nhà thì mình thu 150.000 đồng/người, mỗi người ăn mỗi bữa thì mình thu 100.000 đồng/người. Thu nhập ở bên ni (làm du lịch - PV) hơn trồng sắn nhiều", anh Huynh thật thà như đếm.

Anh Hồ Văn Huynh, chủ của Son homestay, sửa soạn lại nơi lưu trú chờ đón khách

Anh Hồ Văn Huynh, chủ của Son homestay, sửa soạn lại nơi lưu trú chờ đón khách

Anh Hồ Văn Vàng (38 tuổi), Bí thư Chi bộ thôn Ho Rum, khoe rằng du khách vượt đường xa lên với dân bản sẽ được ngủ nhà sàn, ăn những sản vật địa phương mà không phải cứ có tiền là ăn được. "Chúng tôi ăn cái gì, các bạn sẽ ăn cái đó. Đó là ốc đá kho dứa, đoác xào cá khe, gà đen nướng, măng rừng nấu cháo… Nếu may mắn, các bạn cũng có cơ hội thưởng thức âm nhạc bản địa với các bản Tà oải, Xà nớt giao duyên đối đáp trong không gian bữa tiệc nướng bên bếp lửa", anh Vàng nói.

Du khách tham quan Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong

Du khách tham quan Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong

Cũng theo anh Vàng, đừng lo lên Ho Rum sẽ không có việc gì làm, bởi du khách có thể cùng tham gia các hoạt động thường ngày của dân bản như bắt cá suối, làm bánh Ayơh, tắm thác… hoặc được phục vụ mát xa vai, gáy, ngâm chân thảo dược.

"Thà đốt lên một đốm lửa"

Những bất lợi của Ho Rum lại biến bản làng này trở nên đặc biệt. Ho Rum hẻo lánh nhưng lại thuộc vùng đệm của Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, nằm trên cung đường từ Khe Sanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) ra Quảng Bình mà các phượt thủ thường lui tới; lại gần với suối Bang, suối có độ sôi cao kỷ lục Việt Nam và hiện đã hình thành khu nghỉ dưỡng Onsen cao cấp…

Ho Rum chưa có điện cũng như mạng viễn thông, nhưng với những phượt thủ thích trải nghiệm, điều đó không thành vấn đề, thậm chí họ xem 1, 2 ngày "mất tích" ở Ho Rum là cơ hội để rời xa phố thị ngay cả trong tâm tưởng, sống hòa mình thiên nhiên tuyệt đối. Bà con Ho Rum cũng mới tập tành làm du lịch, nhưng chính sự "luống cuống" của dân bản sẽ cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất về cuộc sống của người dân vùng rẻo cao này.

Du khách trải nghiệm cùng làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

Du khách trải nghiệm cùng làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

Những manh nha về ngành "công nghiệp không khói" ở Ho Rum không nghiễm nhiên mà có. Những viên gạch đầu tiên đã được chính quyền, ngành chức năng và các đơn vị lữ hành nhọc công "vận chuyển" và "dựng xây" trong mấy năm vừa qua. Đó là những khóa tập huấn được tổ chức liên tục để dạy bà con cách giao tiếp, cách phục vụ ăn uống với du khách. Kể cả "say hello" với khách Tây cũng phải dạy… Đó là không ngại ngần cầm tay chỉ việc, để bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Những người lạc quan nhất sẽ vui cho Ho Rum. Vui vì biết để du lịch ở nơi thâm sơn cùng cốc này phát triển hơn nữa, cần rất nhiều việc phải làm; nhưng "thà đốt lên một đốm lửa, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối".

Lối vào Son homestay

Lối vào Son homestay

Cả chục năm lăn lộn với ngành du lịch, là Giám đốc Công ty TNHH Netin Travel (đơn vị đầu tiên và duy nhất được Quảng Bình cho tổ chức thí điểm đưa khách vào Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong và vùng lân cận), ông Trần Xuân Cương đã có những cái nhìn rất thẳng thắn. Rằng lợi thế xa xôi của Ho Rum cũng chính là bất lợi, khi bản làng này thuộc khu vực biên giới.

"Muốn đưa khách nội địa lên đây thì phải báo cáo với lực lượng biên phòng và công an địa phương. Riêng với khách nước ngoài, phải xin giấy phép của công an tỉnh. Bằng không, trước 22 giờ hằng ngày, mọi người phải rời địa bàn. Chính vì thế, chúng tôi đã không thể đưa quá nhiều du khách đến với Ho Rum như kỳ vọng, dù ngoài thời gian mưa lũ, bất kỳ lúc nào cũng có thể tổ chức tour", ông Cương nói.

Những chiếc xe đạp này vừa được 1 dự án hỗ trợ cho Son homestay để phục vụ du khách

Những chiếc xe đạp này vừa được 1 dự án hỗ trợ cho Son homestay để phục vụ du khách

Ông Cương cho rằng cần có một chính sách thí điểm, một ngoại lệ nào đó với Ho Rum, để du khách lên với bản dễ dàng hơn thì dân bản sẽ có nhiều việc để làm, thu thêm nhiều tiền. Ông còn đề xuất chính quyền sớm thành lập Hợp tác xã du lịch Ho Rum, đưa dân bản vào làm xã viên để là chủ thể, bản thân ông cũng chỉ xin là xã viên, chứ không là "giám đốc", "chủ nhiệm" gì cả.

Hồ Văn Huynh, chủ của Son homestay sửa soạn lại nơi lưu trú chờ đón khách

Hồ Văn Huynh, chủ của Son homestay sửa soạn lại nơi lưu trú chờ đón khách

Ông Cương cũng thẳng thắn: "Làm du lịch thì cũng cần có điện, có sóng viễn thông và nước sạch… Ho Rum hay ở đâu cũng cần để tiến lên chuyên nghiệp, dù theo cách mộc mạc nhất".

Du lịch bắt nguồn từ sự bảo tồn

Cần nhìn nhận việc nếu không có Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, sẽ chẳng mấy ai lên Ho Rum xa ngái và thiếu thốn để làm gì. Bởi với tài nguyên thiên nhiên phong phú, một số sản phẩm du lịch trải nghiệm như khám phá các thác nước tại khu dự trữ này đang được du khách ưa chuộng.

Du khách trải nghiệm làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

Du khách trải nghiệm làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

Và Ho Rum, nằm ở cạnh bên, sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trước hoặc sau khi vào rừng. Và rõ ràng, việc bảo tồn thiên nhiên đã tác động ngược trở lại cho phát triển kinh tế, cụ thể ở đây là phát triển du lịch, làm đổi thay một vùng đất.

Để truyền thông cho Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, nhiều người thường nói rằng "Quảng Bình không chỉ có Phong Nha - Kẻ Bàng". Bà Phạm Tuấn Anh (Giám đốc Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Việt - trụ sở chính ở Hà Nội, chi nhánh văn phòng ở xã Phú Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) cho rằng câu nói đó không hề "dìm hàng" Phong Nha - Kẻ Bàng.

Du khách trải nghiệm cùng làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

Du khách trải nghiệm cùng làm các món ăn truyền thống của người Vân Kiều với dân bản Ho Rum

"Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng hệ thống hang động kỳ vĩ đã định danh du lịch Quảng Bình, thậm chí du lịch của Việt Nam với thế giới. Vị trí độc tôn đó không hề thay đổi. Nhưng Quảng Bình còn rất nhiều nơi để khám phá, trải nghiệm, trong đó có Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong và những bản làng lân cận. Du khách đến với nơi đây cũng gián tiếp bảo tồn khu dự trữ thiên nhiên này, bởi sẽ tạo sinh kế cho người dân bản địa, ngăn họ làm những điều mắc tội với rừng", bà Tuấn Anh phân tích.

Theo Nguyễn Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.