Giúp thanh niên nông thôn làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để khởi nghiệp thành công, ngoài vốn thì thanh niên phải am hiểu về kỹ thuật, thị trường, kỹ năng ngoại giao, kỹ năng bán hàng, tìm đại lý phân phối...

Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng. ẢNH: TR.T.M
Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng. ẢNH: TR.T.M
Đó là vấn đề mà nhiều thanh niên bắt đầu khởi nghiệp tại các vùng nông thôn Bình Phước hiện nay đang còn bỡ ngỡ và chưa nắm bắt được.
Lúc khởi nghiệp, hầu hết thanh niên đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Riêng với các bạn điều kiện khó khăn, thì cái khó nhất là tiếp cận nguồn vốn, nếu có thì chỉ từ 5 - 10 triệu đồng do tổ chức Đoàn hỗ trợ.
Điển hình khi chúng tôi vào thăm vườn bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm của anh Nguyễn Chí Cường, thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết (H.Bù Đăng) đều nhận thấy một vấn đề mà hầu hết thanh niên bắt đầu khởi nghiệp đều gặp phải, đó chính là kỹ thuật chăm sóc cho cây và đầu ra ổn định cho sản phẩm… Hầu hết các quả bơ trong vườn chất lượng không cao và mẫu mã không đạt so với thị hiếu chung của người mua, dẫn giá thành của sản phẩm thấp, không đảm bảo thu nhập và công sức đầu tư của anh và gia đình.
Với diện tích đất 1,7 ha trồng xen canh bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm, toàn bộ quy trình chăm sóc sử dụng 100% các chất hữu cơ, không sử dụng hóa chất, đã cho thu hoạch 2 năm qua, mỗi năm trừ chi phí thuê công làm cỏ và chăm sóc gia đình anh thu về chỉ được 30 triệu đồng. Hiện nay, vườn bơ và mít của anh Cường đang vào mùa thu hoạch nhưng giá bán ra cho thương lái rất thấp và không ổn định...
Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy cho biết sắp tới tỉnh Đoàn sẽ làm việc với các ngân hàng để có thể hỗ trợ về vốn một cách tốt hơn. Ngoài ra, cũng sẽ mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp giúp thanh niên, nhất là thanh niên người dân tộc thiểu số, đầu tư canh tác, tạo giá trị kinh tế cao hơn… Đặc biệt, tới đây sẽ tìm kiếm một số mô hình khởi nghiệp hay và tổ chức cho thanh niên tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Theo Trần Trà My (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.