Giữa sóng cả luôn vững tay chèo!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh thế giới năm 2024 nhìn đâu cũng thấy những gam màu xám.

Chiến tranh, bất ổn chính trị tại nhiều khu vực và quốc gia, trong đó có sự can dự và cạnh tranh chiến lược của nhiều nước lớn, đã tác động sâu sắc đến tình hình toàn cầu.

1. "Ai sẽ tháo ngòi nổ chiến tranh Nga - Ukraine?", là câu hỏi được mong tìm lời đáp nhất vào lúc này. Cuộc xung đột quân sự đã bước sang năm thứ ba, chưa thấy dấu hiệu xuống thang. Tổng thống Joe Biden 2 tháng trước khi mãn nhiệm đã bất ngờ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga; và giữa tháng 12-2024 tiếp tục cung cấp gói viện trợ vũ khí mới trị giá 500 triệu USD cho Kiev, đồng thời cam kết sẽ viện trợ thêm cho đến khi ông Biden rời ghế tổng thống. Trong một diễn biến liên quan, 6 quốc gia thành viên NATO ở châu Âu gồm Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan ra tuyên bố chung, ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, hướng tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

TP HCM - đô thị đầu tàu đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Ảnh: HOÀNG TRIềU
TP HCM - đô thị đầu tàu đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Ảnh: HOÀNG TRIềU

Những diễn biến này, tất nhiên, đi ngược với yêu sách của Nga và kỳ vọng chấm dứt chiến tranh của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đối phó với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ và các tên lửa hành trình SCALP-EG, Storm Shadow do Pháp và Anh sản xuất cùng nhiều UAV tấn công dồn dập vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, Tổng thống Vladimir Putin cứng rắn đáp trả bằng tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới Oreshnik vào một số tổ hợp quân sự của đối phương. Đây là loại vũ khí siêu khủng "không một hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn được" và "có thể hủy diệt không khác gì một cuộc tấn công hạt nhân" (!).

Trước đó, sau khi Mỹ và NATO bật đèn xanh cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa, Tổng thống V. Putin đã điều chỉnh Học thuyết Hạt nhân 2020, đây được xem là thông điệp Điện Kremlin nắn gân Mỹ, NATO và Ukraine, rằng hãy coi chừng!...

Giữa lúc Nga kiên định với yêu sách: Ukraine phải là quốc gia trung lập, đứng ngoài NATO, đồng thời công nhận những vùng lãnh thổ do Nga đang kiểm soát; còn các "đại gia" trong NATO vẫn gắng giúp sức Ukraine về tài chính và vũ khí, trong khi chưa thể đoán định chính sách của tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ra sao, thì tương lai về một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh còn rất mịt mờ.

Ngày 25-1-2025, ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ. Liệu ông sẽ chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ sau khi nắm Nhà Trắng - như đã từng tuyên bố, hay không? Chỉ có 2 kịch bản thôi: Một, Washington cắt viện trợ Kiev và "nghỉ chơi" với NATO (như ông Trump đã từng dọa), thì cuộc chiến sẽ sớm ngã ngũ. Hai, tổng thống Trump tiếp tục chính sách của tiền nhiệm - giúp Volodymyr Zelensky, thì chiến tranh sẽ kéo dài, vì Nga sẽ không dễ mà "buông" trong khi các đồng minh của họ sẵn sàng vào cuộc. Nên nhớ là dù đang chịu tới cả 20.000 lệnh trừng phạt đủ kiểu từ phương Tây nhưng kinh tế Nga vẫn tăng trưởng, soán ngôi cường quốc thứ tư thế giới của Nhật Bản. Bên cạnh Moscow là khối BRICS hùng mạnh, khối này hiện đã vượt mặt G7 rồi, chiếm gần 33% tổng GDP toàn cầu.

2. Còn một loạt điểm nóng khác, đe dọa hòa bình thế giới trong suốt năm 2024, chắc chắn kéo sang 2025, thậm chí lâu hơn, đó là xung đột ở Trung Đông mà tiêu điểm là chiến tranh Israel - Hamas và tình hình Syria thời kỳ hậu Bashar al-Assad.

Từ đầu năm 2024, Israel đã liên tục mở những cuộc tấn công chết chóc vào Dải Gaza, mục tiêu là diệt tận gốc "kẻ thù, quân khủng bố Hamas". Bom rơi đạn nổ suốt gần cả năm, phá hủy hạ tầng và gây thiệt hại nhân mạng khá lớn ở Palestine, đặc biệt là gây ra khủng hoảng nhân đạo thảm hại chưa từng có trên dải đất đau thương này. Chiến tranh leo thang ác liệt khi Tel Aviv cùng lúc hứng tên lửa của Hamas (từ Gaza), Houthis (từ Yemen) và Hezbollah (từ Lebanon) bắn sang. Israel phản công cực mạnh, mục tiêu không chỉ là sào huyệt của những tổ chức này mà còn cả Tehran vì cho rằng Iran nuôi dưỡng 3 lực lượng khủng bố đó. Iran đánh trả yếu ớt, vì sao? Kỳ thực, quốc gia hạt nhân này đang gặp khó khăn với những vấn đề nội tại (tổng thống Ebrahim Raisi bất ngờ qua đời do tai nạn máy bay, tân tổng thống Masoud Pezeshkian theo đuổi chính sách ôn hòa); và bất lợi về đối ngoại (ông Donald Trump - nhân vật cứng rắn với Iran - đắc cử tổng thống Mỹ; Iran ủng hộ chính quyền Syria của Bashar al-Assad trong khi tổng thống này vừa bị lật đổ).

Ai cũng biết Nga làm bạn với Iran, nhất là trên bàn cờ Syria, còn Mỹ là anh cả chống lưng Israel. Trong lúc Nga đang vất vả trong cuộc chiến với Ukraine và quốc gia dầu mỏ Iran phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng do hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh của Mỹ, thì Tel Aviv có nhiều thời cơ để chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu với Tehran, nhất là cơ hội tiêu diệt các lực lượng ủy nhiệm (do Iran tài trợ) trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Cái cách Israel tranh thủ thời cơ còn thể hiện rõ qua ý đồ chiếm đóng khu vực núi Hermon cao nhất Syria (2.815 m so với mực nước biển, sát biên giới Lebanon) trong bối cảnh quốc gia này đang rối bời. Lực lượng đối lập nổi dậy hôm 27-11, đến 8-12 thì chiếm Damascus, lật đổ tổng thống Bashar al-Assad chỉ trong 11 ngày. Trong lúc Syria đang chuyển giao chính quyền, chưa biết êm thấm được bao lâu, thì Israel nhảy vào khảo sát đỉnh Hermon và công khai kế hoạch lập cứ điểm quân sự tại vị trí rất chiến lược này. Tel Aviv đưa quân vào Syria thì Trung Đông sẽ càng rắc rối. Thông tin tình báo tiết lộ Israel sẽ sớm tấn công phủ đầu Iran để dàn xếp cuộc chiến.

Chảo lửa Trung Đông, vì thế, chẳng biết bao giờ ngưng tiếng súng...

3. Còn lắm cơn ba đào khác, như căng thẳng mới nổi trên bán đảo Triều Tiên, bất ổn ở chính trường Hàn Quốc, Thái Lan, Bangladesh, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung "phiên bản 2.0"…, cho thấy tình hình thế giới rất phức tạp, nguy hiểm và ngày càng khó đoán định.

Trong bối cảnh như vậy, chính sách ngoại giao đa phương, linh hoạt, chủ động, trách nhiệm của Việt Nam đã giúp đất nước ta tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô và an ninh - trật tự xã hội. Kết quả cụ thể chứng minh điều ấy: Việt Nam đã thiết lập quan hệ sâu sắc với tất cả 193 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Liên hợp quốc, đặc biệt đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 8 nước. Nước ta cũng đã tham gia hơn 70 tổ chức quốc tế, hiệp hội, diễn đàn, đồng thời có những đóng góp rất thiết thực, chẳng hạn tham gia vào Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (ở Nam Sudan) và mới đây nhất, Việt Nam chính thức công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028.

Về hợp tác thương mại, đầu tư, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục duy trì tỉ trọng cao trong tổng thể hợp tác kinh tế đối ngoại của nước ta (chiếm 53,8% tổng FDI vào Việt Nam; 47,5% tổng kim ngạch thương mại; 58,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam). Các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Apple, Intel, Google, NVIDIA đã quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta đã tích cực thúc đẩy ký kết các FTA mới, nâng tổng số FTA Việt Nam ký kết và tham gia lên 17. Và, rất ấn tượng, xuất khẩu năm 2024 đạt kỳ tích: 403 tỉ USD…

Rõ ràng, yếu tố "ổn định" rất quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay, là tiền đề để chúng ta củng cố niềm tin với các đối tác, các nhà đầu tư, qua đó nâng cao vị thế quốc gia, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình.

Trong bối cảnh thế giới đầy sóng gió, chính sách ngoại giao đa phương, linh hoạt, chủ động, trách nhiệm của Việt Nam đã giúp đất nước ta tiếp tục giữ vững thế ổn định để phát triển.

Theo Dương Quang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Lằn ranh đỏ với các idol

Lằn ranh đỏ với các idol

Vụ bắt tạm giam, khởi tố điều tra Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng mới đây cho thấy chính quyền sẵn sàng can thiệp mạnh tay để chấn chỉnh việc lợi dụng không gian mạng xã hội để thao túng tâm lý và gây hại cho cộng đồng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.