Giữ động lực cho nền kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất khẩu sang Mỹ năm nay tăng tới 23,9% trong 11 tháng đầu năm; hay EU, ASEAN đều tăng trưởng 2 con số.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024, theo số liệu được Bộ Công Thương công bố, đạt kỷ lục mới - gần 800 tỉ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gấp 3 lần kế hoạch được giao. Xuất nhập khẩu cũng là một trong những điểm sáng nổi bật, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

giu-dong-luc-cho-nen-kinh-te-dd.jpg

Có nhiều yếu tố khách quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu. Từ thương mại quốc tế phục hồi rất tốt, tăng trưởng cả năm nay khoảng 3,2% trong khi năm ngoái chỉ tăng 0,4%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng giá mạnh trong năm nay như gạo, cà phê, ca cao và một số nông sản khác…

Bản thân doanh nghiệp (DN) cũng tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu) đều phục hồi tích cực. Như xuất khẩu sang Mỹ năm nay tăng tới 23,9% trong 11 tháng đầu năm; hay EU, ASEAN đều tăng trưởng 2 con số. Công tác tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại; công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam cũng có những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu. Đáng chú ý là tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước năm nay cao hơn so với tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI, đây là điều đáng ghi nhận.

Tích cực là vậy, nhưng bức tranh trong hoạt động xuất khẩu vẫn còn những điều cần lưu ý. Đầu tiên là tính bền vững, bởi kim ngạch xuất khẩu của khu vực DN FDI vẫn chiếm tỉ lệ hơn 72%. Xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, nhất là khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ tới sẽ sử dụng biện pháp này đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Bảo hộ thương mại sẽ đi kèm với các vụ điều tra, kiện tụng chống bán phá mà Mỹ là một trong những nước khởi xướng các vụ kiện tương đối nhiều.

Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm tới như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ tăng trưởng kinh tế chậm lại; nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam cũng bị chậm lại. Năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6%, là con số khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng 15% của năm nay.

Giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm nay tăng đột biến như gạo, cà phê, nông sản… sẽ khó tăng mạnh tiếp trong năm 2025, thậm chí có thể đảo chiều giảm. Và yêu cầu về xanh hóa ngày càng khắt khe, tiêu chuẩn cao hơn, như EU bắt đầu yêu cầu hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu vào khu vực này từ năm 2026.

Trong bối cảnh này, đòi hỏi chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ DN đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho DN để khai thác các hiệp định thương mại tự do hiệu quả nhất. Cần hỗ trợ để DN nắm bắt và kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro liên quan đến kiện tụng, chống bán phá giá, lừa đảo. Bản thân DN phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào chuyển đổi số, công nghệ, xanh hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đáp ứng yêu cầu của nước ngoài.

DN cũng cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa đồng tiền thanh toán. Cần tăng năng lực nội địa để tăng tính tự chủ hơn, bởi trong khâu nguyên phụ liệu đầu vào, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều và rất thiếu nguyên liệu đầu vào khi ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng.

Quan trọng không kém là đẩy nhanh tiến trình xanh hóa, số hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, vừa tăng năng lực cạnh tranh cho DN, ngành hàng và nền kinh tế, khi đó xuất khẩu mới thật sự bền vững và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.

TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng

Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.