Giới đầu tư nghệ thuật có thể mua "cổ phần" của tranh Picasso

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sygnum sẽ "bắt tay" cùng quỹ đầu tư nghệ thuật Artemundi, chào bán cổ phần trong tác phẩm ''Fillette au Beret'' năm 1964 của Picasso.

Danh họa Picasso và bức ''Fillette au Beret''. (Nguồn: economictimes.indiatimes.com)
Danh họa Picasso và bức ''Fillette au Beret''. (Nguồn: economictimes.indiatimes.com)



Theo thông báo ngày 15/7 của ngân hàng tài sản kỹ thuật số Sygnum của Thụy Sĩ, một tác phẩm của danh họa Picasso sẽ được bán theo hình thức mã hóa, qua đó cho phép các nhà đầu tư mua "cổ phần" trong bức tranh này.

Sygnum sẽ "bắt tay" cùng quỹ đầu tư nghệ thuật Artemundi, chào bán cổ phần trong tác phẩm ''Fillette au Beret'' năm 1964 của Picasso.

Tuyên bố của ngân hàng này nêu rõ: "Điều này sẽ lần đầu tiên đánh dấu quyền sở hữu đối với một tác phẩm của Picasso - hoặc bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, được ngân hàng quản lý quảng bá trong cộng đồng blockchain, theo đó cho phép các nhà đầu tư mua và giao dịch cổ phần được mã hóa (AST) trong tác phẩm nghệ thuật này.

Theo ngân hành có trụ sở tại thành phố Zurich, tác phẩm trên có kích thước 65 x 54 cm, với giá trị ước tính là 4 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 4,2 triệu USD).

Trên các sàn giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có thể mua và bán cổ phần trong tác phẩm này trên thị trường thứ cấp, thông qua công nghệ blockchain. AST sẽ được bán với mức giá tối tối thiểu là 5.000 franc Thụy Sĩ, dưới sự giám sát của cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ FINMA.

Sygnum cho biết bản thân tác phẩm này sẽ được lưu trữ ở một nơi rất an toàn. Tổng Giám đốc Sygnum, Mathias Imbach đánh giá: "Việc mã hóa các tác phẩm nghệ thuật đã làm giảm đi những rào cản đối trong lĩnh vực đầu tư nghệ thuật, đồng thời mở cửa thị trường nghệ thuật cho nhiều nhà đầu tư mới."

Với sự cho phép của FINMA, Sygnum bắt đầu hoạt động như ngân hàng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới từ năm 2019.

Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.