Giằng co với tử thần: 'Nữ chiến binh' can thiệp nội mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
3 giờ sáng một ngày cuối tháng 10, bác sĩ Trang Mộng Hải Yên tất tả gọi xe từ nhà vào Bệnh viện Thống Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) vì có ca nhồi máu não cấp cần can thiệp tái thông mạch máu.
Bệnh nhân Trần Thị Hạnh (41 tuổi, ở Q.Tân Bình) trong lúc đang tắm giơ tay lên lấy xà bông bất ngờ bị yếu nửa người. Người chồng ở dưới nhà linh tính bất an lên lầu kiểm tra thì phát hiện vợ nằm bất động, miệng ú ớ không thể nói được.

BS Hải Yên và BS Linh trong ca mổ tái thông mạch não cho bệnh nhân. Ảnh: Lê Vân
BS Hải Yên và BS Linh trong ca mổ tái thông mạch não cho bệnh nhân. Ảnh: Lê Vân
“Bệnh nhân đột quỵ giờ thứ 3, trong giờ vàng. Cô ấy còn quá trẻ, sau lưng là chồng và 3 người con đang tuổi ăn học. Bằng mọi giá phải cứu được người mẹ trẻ ấy”, bác sĩ (BS) Hải Yên tâm tư.
Với đôi tay khéo léo, chuyên nghiệp của BS Yên và BS Nguyễn Duy Linh, cộng thêm may mắn là bệnh nhân còn trẻ, mạch máu tương đối thẳng, cấp cứu trong giờ vàng nên chỉ sau 30 phút, ê kíp đã vỗ tay reo lớn khi tái thông hoàn toàn mạch não bị tắc trước đó.
Phía ngoài phòng DSA (can thiệp nội mạch), ê kíp điều dưỡng dụng cụ, gây mê cũng cổ vũ vỗ tay theo. Ngay sau cuộc mổ, bệnh nhân đã có thể cử động được tay, chân trái (bị liệt trước đó) và nghe - hiểu các y lệnh của BS trên bàn sau khi tỉnh.
Đó là công việc hằng ngày của Th.S-BS Hải Yên, 40 tuổi, “nữ tướng” hiếm hoi trong lĩnh vực can thiệp mạch máu não tại Việt Nam.
Bệnh nhân trên hết
Chỉ khi bước chân vào phòng phẫu thuật DSA chúng tôi mới cảm nhận được sự khác biệt khi ê kíp BS ở đây luôn phải khoác thêm bộ áo chì từ cổ xuống đầu gối, nặng gần 5 kg để chống tia bức xạ X từ máy DSA phát ra trong suốt cuộc mổ. Ngoài mặc áo chì, họ còn phải đứng hàng giờ đồng hồ, quan sát hình ảnh trên máy DSA để đi dụng cụ vào mạch não mỏng manh của bệnh nhân. Chỉ một sai sót nhỏ, mạch máu vỡ, bệnh nhân mất ngay.
Ca mổ can thiệp mạch não hôm 17.10, chúng tôi chứng kiến cảnh tranh luận không nhượng bộ của hai BS Yên và Linh về điều trị ngay trong phòng DSA.
Sau ca mổ, BS Linh giải thích về cuộc tranh cãi có phần hơi “lớn tiếng”: “Bệnh nhân bị tai biến, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) thấy bị hẹp mạch cảnh. Khi can thiệp, đưa dụng cụ lên để đặt stent thì hình ảnh cho thấy giống cục huyết khối hơn là bị hẹp. Nếu hẹp thì có thể ốp lại, điều trị nội khoa cho bệnh nhân ổn, sau 1 tuần sẽ làm lại. BS Yên yêu cầu cần chụp lại lần nữa nên gây tranh cãi vì tôi không muốn kéo dài thời gian làm não chết dần. Nhưng BS Yên kiên quyết chụp lại mới xử lý. Chúng tôi hội chẩn. Sau 15 phút bàn luận ngay cuộc mổ, ê kíp gồm BS Yên, tôi và BS Nguyễn Đức Thành phát hiện đúng là bệnh nhân bị hẹp mạch máu não nặng nên quyết định phải tái thông luôn. Ngay sau cuộc mổ, bệnh nhân từ yếu nửa người trái giờ phục hồi được rồi. Ca này khó vì bệnh nhân đã 83 tuổi, mạch máu xoắn, rất khó đi dụng cụ”.
BS Nguyễn Đức Thành, người thường đứng giữa các cuộc tranh luận trên bàn mổ của ê kíp, đúc kết: “Quan trọng là cuối cùng bệnh nhân được cứu sống, nên tranh cãi và lắng nghe nhau là điều cần thiết để làm tốt hơn”.
“Lui một bước là mất một mạng người!”
Cuộc hội chẩn liên viện tại Bệnh viện (BV) Thống Nhất cuối tháng 10 vừa qua đã nhất trí ý kiến phản biện của BS Yên. Hội đồng chấp thuận để BS Yên can thiệp cấp cứu cho một người bệnh bị tai biến sau phẫu thuật mạch máu. Và bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.
“Đó là kết quả của sự chắc chắn về kiến thức, quyết liệt trong tư duy và hành động, cũng như năng lực triển khai thực hiện can thiệp đúng ý đồ chiến thuật, kỹ thuật đã xác định để cứu bệnh nhân từ cửa tử về với gia đình”, PGS-TS-BS Lê Văn Trường, Viện trưởng Viện Tim mạch BV T.Ư Quân đội 108, nói về ấn tượng với nữ BS Hải Yên sau ca hội chẩn.
Ca bệnh mà BS Yên đã “quyết không lui, không cả nể” để được can thiệp tái thông mạch não là một bệnh nhân nam 75 tuổi. Đó là một trong những ca “căng thẳng” đối với BS Yên, vì rủi ro là nguy cơ bệnh chuyển dạng xuất huyết não, rơi vào hôn mê hoặc tử vong. “Có lúc mình phải quyết đoán, lượng giá được khả năng bản thân. Cuối cùng mình phải chấp nhận đánh đổi an toàn sự nghiệp của chính mình để cứu bệnh nhân. Mình không thể lui, lui một bước là mất một mạng người đó”, BS Yên nói.
Hơn cả những giây phút phải lựa chọn ấy là những lần BS Yên bất lực nhìn bệnh nhân vuột khỏi tay mình, chỉ biết khóc sướt mướt với một người thầy. “Một lần là bệnh nhân với mạch máu bất thường, dụng cụ không thể đi lên được nơi cần đến, thử hết mọi cách đành buông. Một lần khác thì bệnh nhân đã dùng rtPA (thuốc tiêu sợi huyết) bị tai biến, đưa lên bàn can thiệp thấy mạch máu vỡ nên đành dừng, coi như mất bệnh nhân…”, BS Yên nhớ lại.
PGS-TS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất, cho biết năm 2016 BV thành lập Đơn vị điều trị can thiệp mạch não. Sau 6 năm, đơn vị này đã 2 lần đạt tiêu chuẩn vàng của Hội Đột quỵ thế giới. Nữ BS can thiệp mạch ở nước ta rất hiếm, nhất là can thiệp mạch não bởi độ khó, sự tỉ mỉ và hiểu biết về giải phẫu cũng như phải tiên lượng, chẩn đoán bệnh cực nhạy bén, chính xác. “BS Yên luôn sẵn sàng chấp nhận khó khăn, lấy lợi ích người bệnh làm cơ sở cho các quyết định của mình. Cho đến nay, BS Yên vẫn giữ vững vị trí người đầu tàu của đơn vị và hồi sinh ngoạn mục nhiều bệnh nhân đột quỵ”, ông Thanh nói.
Theo PGS Lê Văn Trường, hiện các BV trên cả nước đều thiếu BS chuyên khoa can thiệp mạch thần kinh. BV T.Ư Quân đội 108 đang có 5 BS có thể thực hiện độc lập các kỹ thuật can thiệp mạch máu não và đột quỵ. Mới chỉ khoảng 10% BV tỉnh và TP trong cả nước có thể thực hiện can thiệp mạch máu não và đột quỵ.
(còn tiếp)

Một vai hai gánh

Để trở thành nữ BS can thiệp thần kinh, chị Hải Yên đã 2 lần phải đứng trước sự chọn lựa hạnh phúc gia đình hay công việc.


BS Hải Yên mặc áo chì chống tia X chuẩn bị vào ca mổ
BS Hải Yên mặc áo chì chống tia X chuẩn bị vào ca mổ

Lần thứ nhất là khi gia đình muốn chị rời Khoa Hồi sức cấp cứu để làm nơi khác ít áp lực hơn. Lần thứ hai là khi chị đã có 2 đứa con nhưng lại theo đuổi lĩnh vực mới là can thiệp mạch não. “Mình không rời bỏ điều gì. Chỉ là từ trước đến giờ luôn kiên định chọn ở lại cùng người bệnh. Bây giờ mình vừa là cha vừa là mẹ của hai con. Điều đó với phụ nữ không dễ dàng gì, có lúc mình cảm thấy phải sống như một chiến binh. Nhưng nhờ hai con luôn đứng về phía mẹ nên mình vững tin hơn”, BS Hải Yên bộc bạch. Mỗi đêm có ca cấp cứu, BS Yên vào viện là hai con nhỏ cũng tự động thức dậy theo mẹ. Như thói quen, hai bé sẽ chào và bảo: “Chúc mẹ may mắn”.

Theo Lê Vân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.