Gian khó tỏ lòng nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa dọc ngang thông tin về dịch bệnh chưa hết căng thẳng, ngày 13-7, chúng ta liên tiếp nhận được tin vui: Hai nước bạn Nhật và Úc hỗ trợ một lượng lớn vắc-xin phòng Covid-19 cho Việt Nam.

Cụ thể, Nhật Bản tuyên bố viện trợ thêm Việt Nam 1 triệu liều vắc-xin AstraZeneca, nâng tổng số vắc-xin nước này giúp Việt Nam lên gần 3 triệu liều. Lô vắc-xin mới này sẽ được chuyển qua đường sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 16-7.

Cùng ngày, đại diện đoàn Chính phủ Úc đang ở thăm nước ta cũng cam kết viện trợ 40 triệu AUD và 1,5 triệu liều vắc-xin AstraZeneca sản xuất tại nước này cho Việt Nam thời gian tới.

Trước đó, thông qua cơ chế COVAX, Mỹ tặng Việt Nam 2 triệu liều vắc-xin Moderna. Ngoài ra, chúng ta đã được một số nước khác tặng khoảng 3,4 triệu liều vắc-xin các loại; gần 1 triệu liều đặt mua thông qua Công ty VNVC và hơn 97.000 liều đặt mua của Pfizer/BioNTech, tính đến nay.

Rõ ràng, sự hỗ trợ chí tình của các nước dành cho Việt Nam là rất đáng quý, nhất là vào lúc chúng ta đang dồn sức đẩy lùi kẻ thù Covid-19, mà trong trận chiến này, vũ khí hữu hiệu để đánh chặn đã được khẳng định chính là vắc-xin. Việt Nam có nguồn lực tài chính để tiêm miễn phí đủ 2 mũi cho toàn dân nhưng trong giai đoạn hiện nay tiền chưa phải là tất cả vì khắp nơi đều "khát" vắc-xin trong khi nguồn cung có hạn. Do đó, cách thức hỗ trợ của Nhật, Mỹ theo phương châm hành động đi theo ngay sau cam kết là rất kịp thời. Sắp tới là Úc, việc sớm đưa vắc-xin viện trợ sang Việt Nam sẽ là minh chứng cho hiệu quả của Đối tác chiến lược trên nền tảng mối quan hệ ngoại giao song phương Việt - Úc đã được thiết lập 48 năm qua.

Theo Bộ Y tế, đến ngày 13-7, Việt Nam đã tiêm chủng 4.063.872 liều vắc-xin phòng Covid-19. Con đường để đạt miễn dịch cộng đồng 70% dân số vào tháng 4-2022 còn dài và cam go, chúng ta mặc dù đã sớm triển khai chiến lược phát triển vắc-xin trong nước nhưng trước mắt, từ nay đến lúc đó chắc chắn phải dựa vào nguồn lực quốc tế, bao gồm cả viện trợ và đặt mua.

Phải như thế nào thì Việt Nam mới được bạn bè quốc tế giúp đỡ tận tình đến vậy?! Đó là nhờ uy tín và vị thế quốc gia ngày càng tăng, thông qua những thành tựu phát triển cụ thể về nhiều mặt của đất nước ta, cùng với đó là hàng loạt nghĩa vụ quốc tế Việt Nam đã tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cùng với hàng loạt hiệp định thương mại đa phương đã ký kết thành công và nhiều đóng góp tích cực cho hòa bình, thịnh vượng ở khu vực cũng như thế giới, Việt Nam đã chứng minh là một đối tác tin cậy, là bạn bè tốt.

Giữa năm 2020, nhiều nước bị Covid-19 hoành hành, Việt Nam đã kịp thời gửi tặng 5 nước châu Âu và 8 quốc gia Đối tác Chiến lược, Đối tác Toàn diện của chúng ta tại Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương số hàng vật tư y tế giá trị lớn do chính các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Trong gian khó mới tỏ lòng nhau, nghĩa cử của Việt Nam và của các nước bạn giúp chúng ta đều đáng trân trọng. Nhìn rộng ra, trong một thế giới đầy biến động bất thường và khó dự báo như hiện nay, tình cảm gắn bó và tương trợ giữa các quốc gia trên thế giới là xu hướng tiến bộ của thời đại, cần được nâng niu, gìn giữ và phát huy hơn nữa.

Theo Dương Quang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.