Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc ngày 22-5.

Trước đó, Chính phủ đã đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%; giảm 20% mức tỉ lệ phần trăm để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh khi xuất hóa đơn hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.

Đề xuất này có ý nghĩa tích cực với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thể hiện rõ nhất qua tăng trưởng GDP quý I/2023 có dấu hiệu chậm lại - chỉ đạt 3,32%, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01 của Chính phủ là 5,6%.

Thuế suất một số hàng hóa, dịch vụ khi được giảm xuống 8% sẽ có tác dụng kích cầu tiêu dùng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất - kinh doanh và tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc giảm thuế GTGT cũng giúp tăng sức cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nếu chính sách này được duy trì đủ lâu.

Năm 2022, nhờ chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã được tiếp sức để vượt qua khó khăn, tái hoạt động. Lần này, nghị quyết về giảm thuế GTGT của Quốc hội nếu được sớm thông qua cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự. Giảm thuế GTGT giúp giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và vật tư sản xuất giảm theo. Qua đó, người dân được tiếp cận sản phẩm, dịch vụ giá rẻ hơn; doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn trong khi chi phí sản xuất thấp hơn. Do đó, việc sớm trình và thông qua đề xuất giảm thuế GTGT có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế trong bối cảnh cần tăng tốc để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,5% mà Chính phủ đã đề ra.

Tuy vậy, đã bước sang quý II/2023, dự án nghị quyết giảm thuế GTGT của Quốc hội mới được đưa ra xem xét, thông qua là chậm. Việc dự báo thị trường, dự báo diễn biến của nền kinh tế cần được chủ động thực hiện sớm hơn, có thể trước thời điểm chính sách giảm thuế GTGT hết hiệu lực (ngày 31-12-2022), để bảo đảm đề xuất chính sách liền kề kịp thời, tránh ngắt quãng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ nói chung. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho những đợt xây dựng chính sách tiếp theo, đó là không để "nước đến chân mới nhảy".

Dù vậy, trong bối cảnh dòng tiền khó khăn, bất cứ sự hỗ trợ nào đối với doanh nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", doanh nghiệp đang mong chờ sớm thông qua nghị quyết về giảm thuế GTGT để có thêm trợ lực bên cạnh các gói hỗ trợ trong Chương trình hồi phục, phát triển kinh tế - xã hội được triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Về phía nhà nước, việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT khiến thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm khoảng 5.800 tỉ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì giảm thu khoảng 35.000 tỉ đồng. Bù lại, nếu chính sách này được triển khai sớm và hiệu quả, có thể kéo được một trụ cột quan trọng trong "cỗ xe tam mã" của nền kinh tế, gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, từ đó triển vọng kinh tế cả năm sẽ tốt lên.

PGS-TS NGÔ TRÍ LONG

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.