Giảm giá nhà bằng cách nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia, giá nhà đang neo ở mức cao tại nhiều phân khúc từ chung cư, liền kề, biệt thự khiến thị trường bất động sản phục hồi chậm. Vì vậy, để giảm giá nhà bằng nhiều cách tăng nguồn cung cũng như doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận.

Chuyển hướng sang nhà ở xã hội

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, với một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh khoản, Bộ Xây dựng cũng hướng dẫn việc giảm bớt lợi nhuận để hạ giá nhà nhằm đẩy mạnh thanh khoản.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng tích cực đẩy mạnh các biện pháp phát triển nhà ở xã hội phù hợp với thu nhập của người dân.

Doanh nghiệp phải bớt lợi nhuận để giảm giá nhà để tăng thanh khoản. Ảnh: Như Ý

Doanh nghiệp phải bớt lợi nhuận để giảm giá nhà để tăng thanh khoản. Ảnh: Như Ý

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp bất động sản thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: phải cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Hiệp hội nhận thấy các doanh nghiệp "đến nay chưa được triển khai tích cực" như nhận xét của Thủ tướng. Trong khi đó, từ năm 2018, hiệp hội đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào phân khúc thị trường căn hộ vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu ở thực, có tính thanh khoản cao và bền vững.

Hiệp hội đề nghị doanh nghiệp bất động sản thực hiện giảm giá bán sản phẩm nhà ở, giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, không "neo giữ giá cao".

Doanh nghiệp tăng chiết khấu và có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng trên thị trường bất động sản để tăng niềm tin thị trường, tạo dòng tiền và thanh khoản cho doanh nghiệp, thuận theo kinh nghiệm "thà bán lỗ còn hơn vay lời".

Hiệp hội đề nghị các doanh nghiệp cần chuyển hướng đầu tư về phân khúc nhà ở bình dân giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập của người dân. Doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 để có thể tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất thương mại thông thường.

Hiệp hội đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để tăng nguồn cung dự án nhà ở trên thị trường, là cơ sở để tăng nguồn cung nhà ở bình dân giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Việc tăng nguồn cung nhà ở này sẽ tác động làm bình ổn giá nhà theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trường.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng sớm trình Chính phủ quy định chi tiết "các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở" để chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính xét duyệt dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư có sử dụng đất.

Doanh nghiệp giảm lợi nhuận

Ông Trần Quốc Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh - cho rằng để giảm giá bất động sản thì có nhiều giải pháp, trong đó có giảm sâu hơn nữa vào giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng đã chủ động giảm lợi nhuận, thậm chí lấy cả lợi nhuận của các năm trước để giảm giá nhà hiện tại.

"Hiện bình quân chi phí xây dựng nhà ở chung cư khoảng 12-13 triệu/m2, còn lại chưa kể các chi phí khác. Xây dựng giá bán, chúng tôi đã chấp nhận hy sinh lợi nhuận, làm sao để tạo nên tính thanh khoản tốt, duy trì hoạt động cho doanh nghiệp”, ông Dũng nói.

Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty Lê Thành - cho biết, nếu tính giá trị tuyệt đối thì giá nhà tại Việt Nam không cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… nhưng nếu so về thu nhập của người dân thì lại rất cao.

Theo ông Nghĩa, ngoài phụ thuộc vào mong muốn, vào mức lợi nhuận kỳ vọng của chủ đầu tư, giá bán nhà ở còn phụ thuộc vào việc pháp lý dự án hoàn thiện nhanh hay chậm, nếu nhanh sẽ góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nguồn cung ra thị trường và khi cung vượt cầu, thị trường sẽ tự điều tiết, giúp kéo giảm giá nhà.

“Thủ tục pháp lý hoàn thiện sớm sẽ giúp chủ đầu tư giảm thời gian xây dựng, giảm chi phí phát sinh, từ đó kéo giá bán nhà ở giảm trong tương lai”, ông Nghĩa nói.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất