Giải thoát hơn giải hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Thay vì chuẩn bị đón năm mới trong tâm thế thư thái, nhiều người thấp thỏm với nỗi ám ảnh hung tinh chiếu mệnh, cần phải lên chùa dâng sao giải hạn.

Tối Mùng 8 tháng Giêng, khóa lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vẫn chật kín Phật tử và người dân. Nhà chùa đóng cổng thì dân tình đứng bên ngoài, từ vỉa hè tràn xuống lòng đường vái vọng. Trước khi có chỉ lệnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ giải hạn được tổ chức theo từng ngày cho từng “sao chiếu mệnh” như La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch... Nay nhà chùa thích ứng bằng hình thức mở các khóa lễ cầu an.

Phật không dạy bói toán, dâng sao giải hạn nhưng trong giáo lý nhà Phật có nghi lễ cầu an. Nghi lễ truyền thống tốt đẹp của đạo Phật hướng đến những điều an lành cho chúng sinh. Một bộ phận người dân tin dâng sao giải hạn, có cầu ắt có cung. Giải hạn hay cầu an tựu trung đều mong giải trừ muộn phiền, xui xẻo để an yên, gặp điều lành. Thế nhưng, dâng sao giải hạn những năm qua đã biến tướng. Không còn chuyện tùy tâm gia chủ dâng giọt dầu vào chùa nữa, mà trở thành dịch vụ tâm linh với quy định mức giá cho từng người, từng gia đình và từng loại sao chiếu mệnh. Cửa Thiền không còn là nơi an trú, nhiều khi cũng sôi động bán - mua, cũng chộn rộn đời sống trần tục.

Mưu cầu sự lành, xua tan nạn ách là điều hết sức chính đáng của muôn người. Tuy nhiên, Đức Phật không phải thần thánh ban tài phát lộc, không phải thế lực siêu nhiên có thể giúp người trần mắt thịt giải trừ mọi khổ đau trần thế. Cho nên thi nhau tới chùa dâng lễ giải hạn suy cho cùng cũng chỉ là giải pháp tinh thần bỏ tiền mua sự an yên, có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

Quan niệm nhân quả, nghiệp báo trong giáo lý nhà Phật không nhằm reo rắc nỗi sợ hãi, mà nhà Phật chỉ ra nguyên nhân đẩy con người vào những tham, sân, si thường tình, khuyến khích con người hành thiện, tích đức. Đạo Phật dạy con người giải thoát khỏi bể khổ, đó là vượt thoát thực tại khổ đau do tham ái và vô minh tạo nên. Con đường giải thoát mà Đức Phật chỉ ra không gì khác chính là nhờ vào trí tuệ để giác ngộ, sự tự do có được nhờ vào tu tập.

Những công điện, chỉ thị hay khuyến cáo của Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua tạo ra sự chuyển biến tích cực. Sự cuồng tín, mê muội nhìn chung cũng vơi bớt khi lễ hội ít cảnh chen lấn, xô bồ, không còn giẫm đạp tranh cướp lộc thiêng. Nhiều người vẫn tin vào lộc may ngày vía Thần tài, nhưng không còn đứng cả đêm chờ tới sáng, hay đổ xô mua vàng Thần tài bằng mọi giá.

Giải hạn chẳng thể nào bằng giải thoát khỏi những trói buộc, nhận thức mê lầm tự mình tạo nên. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thấu triệt những lời Phật dạy, chuyển hóa thành những trang viết dễ tiếp cận, dễ thực hành bằng cách dạy mỗi người sống trong tỉnh thức, an lạc từng bước chân.

Hàng nghìn năm trước, Đức Phật đề cao trí tuệ, giáo lý của nhà Phật mang tính khoa học, triết học. Ánh sáng của Phật pháp không thể nào bị sự u mê, màu sắc mê tín dị đoan phủ lấp. Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển vượt trội, con người không thể mãi cứ mê đắm trong những quan niệm lầm lạc.

Theo Toan Toan (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.