'Giấc mơ gia đình': Những 'mảnh ghép lẻ' lạc trôi giữa đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất hiện trong triển lãm là 20 đứa trẻ, mỗi em mỗi số phận nhưng trên hết thảy các em đều đã và đang vượt lên hoàn cảnh với ước mong có thể tìm thấy những mảnh ghép hạnh phúc vừa vặn với mình.

Các em sinh viên cùng những lời nhắn gửi 20 nhân vật chính trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các em sinh viên cùng những lời nhắn gửi 20 nhân vật chính trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)




Ở một góc triển lãm trước giờ khai mạc ít phút, cô Bạch Tuyết lặng lẽ gạt đi những giọt nước mắt cứ trực rơi. Từng câu chuyện, từng mảnh đời, từng số phận… của 20 đứa trẻ sinh ra đã không thể chọn cho mình một mái ấm trọn vẹn có lẽ đã chạm vào xúc cảm sâu kín nhất của người phụ nữ ngoài 60 tuổi. Thi thoảng lại thấy vai cô khẽ rung lên như cố kìm nén cơn xúc động.

Hình ảnh này tôi bắt gặp tại buổi khai mạc triển lãm “Giấc mơ gia đình” vừa khai mạc chiều qua (7/10) và sẽ trưng bày tới hết ngày 27/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Trẻ em và những vấn đề xã hội nhức nhối liên quan tới các em luôn được cộng đồng đặc biệt quan tâm.

20 số phận, 1 giấc mơ...

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và đôi khi những tổn thương ấy lại đến từ chính nơi các em gọi là “gia đình” mà vấn đề chủ yếu xoay quanh như: bạo lực, mang thai ngoài ý muốn, thiếu thốn kinh tế, bệnh tật, ly hôn…

20 đứa trẻ, nhân vật chính trong triển lãm “Giấc mơ gia đình” dù ở những độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau từ Lào Cai, Sơn La, Lai Châu đến Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa…, có em là người dân tộc thiểu số nhưng tất cả đều “gặp” nhau ở một điểm: cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương của mẹ cha. Có em sống cùng với ông bà, cô chú, có em lại ở trong những trung tâm bảo trợ, hay được các nhà hảo tâm bao bọc.


 

 Cô Bạch Tuyết cố kìm nén xúc động trước những câu chuyện đời thiệt thòi của các em nhỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cô Bạch Tuyết cố kìm nén xúc động trước những câu chuyện đời thiệt thòi của các em nhỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho hay triển lãm thực hiện theo phương pháp tiếp cận nhân học, các cán bộ của  bảo tàng khi thực hiện đề tài này đã phải tốn nhiều công sức trong việc tiếp xúc, khơi gợi tình cảm, lòng tin ở các nhân vật, để các em có thể cởi mở câu chuyện của chính mình, những điều mà bình thường có lẽ các em ít khi chia sẻ cùng ai.

Với ba chủ đề: Cuộc sống không bình yên, Khi con tìm thấy nụ cười, Những ước mơ nhỏ bé, triển lãm đã nói lên tiếng lòng của những đứa trẻ sớm bị thiệt thòi, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của các em cùng sự nhận thức, chung tay của cộng đồng, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc đồng hành, giúp đỡ, mang lại tương lai tươi sáng hơn và một cuộc sống an toàn hơn cho trẻ em.

Phía đơn vị tổ chức triển lãm mong muốn truyền đi thông điệp: “Hãy bảo vệ trẻ em, trao cho các em một cuộc sống có tình yêu thương và một tương lai bền vững”.

Những “mảnh ghép lẻ” của đời

Lý Thị Lú (sinh năm 2004, Lai Châu), còi cọc, đen đúa hơn nhiều so với cái tuổi “trăng rằm” lẽ ra mơn mởn, phồng phao như phần đa các em nhỏ phố thị. Em bảo, nhà nghèo lắm, ngày trước em ở cùng bố mẹ và các anh chị em nhưng bố suốt ngày chửi mắng vợ con.



 

 Rất đông các bạn trẻ tới thăm quan triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Rất đông các bạn trẻ tới thăm quan triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Năm Lú 12 tuổi, bố bỏ nhà đi. Mấy chị em sau đấy chẳng thể ở cùng nhau mà phải li tán mỗi đứa mỗi nơi. Lú may mắn được gửi về Hà Nội học Trường Hoa Sữa. Ở trường, Lú được theo học nghề buồng phòng 6 tháng, được miễn phí ăn, ở, sinh hoạt…

Thời gian học 4 tháng trôi qua rồi nhưng giờ đây bản thân Lú cũng mơ hồ chẳng biết rồi học xong có xin được việc làm ở đâu không, có làm được nghề không. “Con chỉ ước được đi làm có tiền để nuôi mình,” Lú ngước nhìn tôi bằng ánh mắt buồn buồn khẽ nói.

Cũng ở tận miền núi phía Bắc, Hà Tố Uyên (sinh năm 2004, Lào Cai) kể: “Con lên lớp 5 thì mẹ bệnh mất. Bố thường xuyên đánh đập con và em. Ông bà ngoại thương hai chị em mang về nuôi, nhưng không nuôi nổi hai đứa, nên đưa con vào Trung tâm bảo trợ Lào Cai. Con không có lựa chọn cho dù không muốn”.

Với Phan Trần Kim Hồng (sinh năm 2004, Nha Trang), đứa trẻ luôn tự ti “vì cuộc đời con, chưa bao giờ có gì cả” nên Hồng ước “nếu trên đời này có một điều ước dành cho con, con sẽ ước có thêm 10 điều ước khác. Vì con có rất nhiều thứ muốn trở thành hiện thực”.

 

 Du khách nước ngoài cũng ấn tượng với những câu chuyện trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách nước ngoài cũng ấn tượng với những câu chuyện trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Bất kỳ bậc làm cha mẹ bình thường nào khi sinh một đứa con ra đời đều mong chúng có thể lớn lên với đủ yêu thương, đủ vật chất, thậm chí là sự đủ đầy cả cha lẫn mẹ. Chỉ là, có những sai lầm, có những trớ trêu của số phận muốn thử thách lòng người.

“Con ước mẹ con sống lại, để con được gặp mẹ, ôm mẹ. Con chưa bao giờ được ôm mẹ cả,” Trần Hữu Hùng (sinh năm 2007, Hưng Yên) không thể khóc khi nói ước mơ ấy của mình, chỉ có ánh mắt là buồn thăm thẳm. Bởi bản thân em chưa bao giờ được biết đến hơi ấm của mẹ là như thế nào để mà nhớ…

Những số phận như Hùng và các em nhỏ xuất hiện trong triển lãm giống như những "mảnh ghép lẻ" lạc trôi giữa đời, mỗi em mỗi số phận nhưng trên hết thảy, các em đều đã và đang vượt lên hoàn cảnh với ước mong có thể tìm thấy những mảnh ghép hạnh phúc vừa vặn với mình.

Xuân Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.