"Giấc mơ" của Nguyễn Hoài Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương với chủ đề "Giấc mơ" vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, trưng bày hơn 70 tác phẩm, gồm nhiều chất liệu, vật liệu như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc, sắp đặt, gốm…Triển lãm kéo dài đến ngày 28-3.
Triển lãm "Giấc mơ" của Nguyễn Hoài Hương không đơn thuần là cuộc bày biện các tác phẩm gần nhau mà là một tổng thể thiết kế. Với 40 năm trong nghề thiết kế và thi công nội ngoại thất, cùng kiến trúc, Nguyễn Hoài Hương có tư duy tổng thể và tổng hòa nên khi bày biện một tác phẩm, cũng là kết quả sau cùng của tư duy ấy. 
Anh hình dung không gian sẵn có của bảo tàng như một căn nhà trống, để từ đó đưa tác phẩm, ánh sáng, thảm sàn, chấn phong, màu sắc… vào theo một thiết kế sắp đặt, nhằm mang lại cảm giác đời sống thường nhật, gần gũi và mang các công năng nhất định. Chính vì vậy, không gian, sự bài trí của triển lãm "Giấc mơ" sẽ là một điểm nhấn khác biệt, chỉ có xem trực tiếp mới cảm nhận hết được, mọi sự mô tả gián tiếp sẽ khó thể hiện.
 
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương trong không gian triển lãm “Giấc mơ”
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương trong không gian triển lãm “Giấc mơ”
Giới chuyên môn nhận định triển lãm "Giấc mơ" vừa kế thừa những gì mà Nguyễn Hoài Hương đã theo đuổi suốt mấy chục năm qua vừa là bước chuyển mới. Ở đây cũng là các hình ảnh Bắc Bộ, không khí Huế và không gian kiến trúc Việt quen thuộc nhưng đã được tinh lược thành các biểu tượng. Đôi khi chỉ là một bông hoa, một cây bằng lăng hoặc chỉ vài mảng màu, gam màu đã đủ diễn đạt một vùng quê, một nếp nhà, một cảm nghĩ.
Đặc biệt, đến với sơn mài trừu tượng, Nguyễn Hoài Hương càng phát huy được cái nhìn gián tiếp và tinh thần u mặc mà bản thân đã thủ đắc, chiêm nghiệm từ lâu. Có lẽ sơn mài trừu tượng, với các bảng màu đặc trưng của Bắc Bộ và Huế sẽ còn làm nên cuộc bùng phát cảm hứng và sáng tạo cho Nguyễn Hoài Hương ở tương lai gần. Bởi điều này đã được nhìn rõ qua các tác phẩm trưng bày tại "Giấc mơ".
Định danh từ các triển lãm nhóm từ cuối thập niên 1980, đến nay bộ tứ Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Hoài Hương và Đỗ Hoàng Tường vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo mỹ thuật của riêng mình, thỉnh thoảng bày chung một triển lãm. "Mỗi người một vẻ", ai cũng muốn tìm một con đường, tìm một lối đi, lấy sự thăng hoa của bạn làm chất xúc tác và sự thăng hoa cho bản thân. Họ âm thầm "cạnh tranh", tôn nhau lên, nên vẫn giữ được hòa khí tao nhã và sự thiết thân đến tận bây giờ. 
Trong 4 người, Nguyễn Thanh Bình sớm chọn việc vẽ toàn thời gian, còn Nguyễn Trung Tín vừa đi dạy vừa vẽ, Đỗ Hoàng Tường vừa làm báo vừa vẽ đến khi "hưu non", Nguyễn Hoài Hương vừa làm thiết kế vừa vẽ. Nhưng điểm chung là dù bận rộn thì ai cũng có đủ chuyên tâm và thăng hoa trong việc vẽ của mình.
Tin-ảnh: Th.Vũ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.