Giá trị của hòa bình và triệu tấm lòng tri ân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày tháng 7 này, dòng người nối dài đến dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa). Mỗi người mang theo sự cảm kích, trân trọng, dâng nén hương tưởng nhớ những người hy sinh vì độc lập, hòa bình hôm nay...
Nhiều đoàn học sinh được giáo dục thêm về lòng biết ơn và tình yêu nước khi đến thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: Phương Linh
Nhiều đoàn học sinh được giáo dục thêm về lòng biết ơn và tình yêu nước khi đến thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: Phương Linh

Điểm hẹn tri ân

Sáng 26.7, đoàn cán bộ công nhân viên Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) đến chân tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” ở khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thầy Nguyễn Sơn Thủy - Chủ tịch CĐCS trường - chia sẻ: “Chúng tôi xuất phát từ Bến Tre tối qua và quyết định chọn điểm dừng chân đầu tiên là Khu tưởng niệm Gạc Ma. Đây là công trình chúng tôi từng vận động đoàn viên quyên góp để tri ân những người ngã xuống bảo vệ biển đảo quê hương...”.

Trong dòng người đến dâng hương, 150 em bé đến từ một trường Mầm non của thành phố Nha Trang đứng quanh chân tượng đài “những người nằm lại phía chân trời” - một hình ảnh xúc động với nhiều người.

Cô Hà Thị Út - Hiệu Phó nhà trường - chia sẻ: “Tôi từng đi tham quan nhiều nơi nhưng khi bước vào đây luôn thấy rung động. Nghe kể về sự hy sinh của các chú, các anh, xem các hiện vật... khiến cô trò đều nghẹn lòng”.

Nhiều sinh viên Trường Đại học Nha Trang đã có mặt từ sáng sớm, cùng vệ sinh và sơn lại dòng chữ trên những hàng ghế đá quanh khu tưởng niệm.

Ông Khổng Trung Thắng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Nha Trang - cho biết: Hoạt động dâng hương hôm nay có sự tham gia của gần 50 em sinh viên trong đội tình nguyện mùa hè xanh của trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với các em sinh viên bởi trong môi trường giáo dục ngoài việc đào tạo kiến thức, kỹ năng còn phần quan trọng là đào tạo phẩm chất chính trị đạo đức lối sống cho các em.

Tri ân thiết thực

35 năm không hẹn mà thành, 3 người vợ liệt sĩ Gạc Ma mất chồng từ tuổi còn đôi mươi nay đều đã lên chức bà gặp nhau ở khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Sự vất vả hằn sâu trên khuôn mặt chị Đỗ Thị Hà (Cam Ranh), chị Trần Thị Liễu (Quảng Bình), chị Mai Thị Hoa (Quảng Bình).

Với chị Trần Thị Liễu, vợ liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, những năm qua chị vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhung khi tưởng tượng khu tưởng niệm Gạc Ma là nơi chồng đã trở về. Sự hy sinh nào cũng đớn đau, nhưng với những người nằm lại phía chân trời Gạc Ma nó còn là nỗi đau khắc khoải thời bình.

Đông đảo các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên... tri ân Anh hùng liệt sĩ tại khu tưởng niệm Gạc Ma. Ảnh: Phương Linh
Đông đảo các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên... tri ân Anh hùng liệt sĩ tại khu tưởng niệm Gạc Ma. Ảnh: Phương Linh

“Tôi ước mơ một lần được ra đảo Trường Sa để thấy nơi chồng mình nằm lại. Nhờ mọi người đã chung tay, các anh về trong lòng đất mẹ cùng nhau, tôi cũng rất yên lòng. Tôi tưởng tượng chồng mình đã về đây rồi” - chị Liễu tâm sự.

Tháng 7 trời Gạc Ma luôn xanh, giữa không gian rộng lớn của khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma hơn 50 cán bộ, đoàn viên Công đoàn Khánh Hòa cùng thân nhân 4 gia đình liệt sĩ cúi đầu mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Chỉnh trang từng vòng hoa, ông Bùi Hoài Nam - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - thay mặt đoàn đã dành những lời tri ân trước anh linh các liệt sĩ, lời động viên đến thân nhân gia đình liệt sĩ có mặt hôm nay.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ông Nam gửi đến thân nhân gia đình các liệt sĩ Gạc Ma tại Khánh Hòa món quà 2 triệu đồng/trường hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.