Già làng A Blong dắt bà con bước qua lời nguyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có một "câu chuyện cổ tích" được viết nên ở vùng biên giới bắc Tây Nguyên, về già làng A Blong, một cựu quân nhân của Đoàn Đăk Tô, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, người đã anh dũng dắt tộc người Rơ Măm ở làng Le xuống núi lập làng, góp sức xây dựng chương trình nông thôn mới, đem lại cuộc sống no đủ cho bà con.

Câu chuyện lập làng

Theo A Blong, ngày trước cuộc sống của người Rơ Măm hết sức đơn giản. Họ mặc khố làm bằng sợi của vỏ cây Loong Ptô. Sau khi chặt về, họ đập nhỏ, ngâm nước, tuốt lấy sợi rồi dệt khố. Chặt, đốt, chọc, tỉa là phương thức canh tác chủ yếu.

Già làng A Blong đan gùi truyền thống... Ảnh: Lê Quang Hồi

Già làng A Blong đan gùi truyền thống... Ảnh: Lê Quang Hồi

Một cặp vợ chồng có thể sinh tới 7 đến 9 đứa con, nhưng do cuộc sống thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật phát sinh không có thuốc chữa trị, nên may lắm thì còn 1 - 2 đứa sống sót.

Trở về với làng bản sau bao năm phục vụ trong quân đội, thấy những ngôi nhà tranh lụp xụp, những cái chòi lúa trên nương chưa đến vụ mà đã trống trơn…, thương bà con, nhiều đêm ông không ngủ được. Ý nghĩ "mình là bộ đội Cụ Hồ, là cán bộ, đảng viên quân đội trở về, nay lại làm cán bộ giáo dục nhưng để cho bà con dân làng đói khổ, bệnh tật là có tội, phải làm việc gì đó cứu lấy người Rơ Măm" cứ thôi thúc ông. Cuối cùng, ông quyết định động viên bà con "xuống núi" lập làng.

Đầu năm 1980, thời gian A Blong thông báo ý định vận động bà con xuống núi để trồng lúa nước, trồng cây mì (sắn)… nhằm ổn định cuộc sống, nhiều người Rơ Măm giật mình, hoảng hốt: "Thằng A Blong điên rồi. Chắc nó đã quên hết, cái đầu nó nghĩ thế là phạm lời nguyền của ông bà, tổ tiên, nên sẽ bị Yang phạt. Phải phạt nó một con bò, chục ghè rượu để cúng Yang tạ tội thôi…". Phạt thì cứ phạt, mà làm thì cứ làm, sau nhiều ngày kiên trì vận động, A Blong đã đưa được gia đình mình cùng gia đình 3 đảng viên trong tộc người Rơ Mâm rời khỏi ngọn núi Yang Sít xuống lập làng Le ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) bây giờ.

... và chăm sóc vườn cây ăn trái. Ảnh: Lê Quang Hồi

... và chăm sóc vườn cây ăn trái. Ảnh: Lê Quang Hồi

A Blong nhớ lại lời Bác dạy: "Đảng viên phải tiên phong đi trước, gương mẫu nói điều hay, làm việc tốt...". Công việc đầu tiên khi xuống núi là làm nhà, khai hoang đất trồng lúa nước, trồng củ mì để kiếm cái ăn. Gia đình mình no đủ, có cái ăn, cái để, con cái được học cái chữ, ốm đau có thuốc chữa bệnh... thì mọi người chắc sẽ cùng anh về làng mới.

Nói thì vậy nhưng làm thì khó lắm, không quen với địa hình, thời tiết "chân núi", không biết trồng cây lúa vào thời gian nào cho phù hợp, nên buổi đầu "đội quân tiên phong" trồng gần 3 sào lúa hiệu quả không đáng kể. Buồn cái bụng và cũng lo "sáng kiến" của mình bị thất bại, A Blong tìm đến bộ đội biên phòng Kon Tum, bộ đội địa phương nhờ giúp đỡ. Cuối cùng thì những ruộng lúa của anh cũng xanh tốt, những bông lúa dài như đuôi bò, nặng hạt, những nương mì, bắp xanh tốt, bội thu.

A Blong tiếp tục băng rừng, lội sông về tận vùng xuôi mua gà, heo, bò giống về nuôi. Đất rộng, cỏ tốt, heo, gà, bò lớn như thổi, béo mập và phát triển rất nhanh. Mô hình "làng mới" của A Blong bước đầu thành công mà không thấy Yang phạt. A Hlới - người phản đối kịch liệt quyết định "xuống núi lập làng" của A Blong, nói với mọi người: "Yang thương người Rơ Măm mình rồi! Phải xuống núi theo A Blong thôi". Thế là cả tộc người Rơ Măm cùng kéo về làng Le dựng nhà, khai hoang đất trồng lúa, bắp, mì... A Blong trở thành "nhạc trưởng" chạy đi chỗ này, chạy lại chỗ kia vừa hướng dẫn bà con cách cuốc đất, lật cỏ, bón phân, gieo trồng, vừa mở kho chia hết số lúa, bắp thu được từ vụ mùa trước để cho dân làng làm giống. Nhà nào đói A Blong cho mượn heo, bò để nhân giống... Đến nay, mọi người ở làng Le đều biết trồng lúa nước, bắp lai, kinh tế ổn định mà nhiều bà con dân tộc dọc tuyến biên giới đã về học tập, làm theo, lập làng, xây dựng cuộc sống mới xung quanh làng Le dọc quốc lộ 14C.

Người Rơ Măm treo ảnh và thờ Bác Hồ

Đến nay, chuyện người Rơ Măm bỏ đi hủ tục "người chết chôn chung, ốm đau tại Yang"... được coi là chuyện "động trời" có một không hai. A Blong biết, bệnh dịch lan truyền từ ăn uống không hợp vệ sinh. Khi trong làng có người chết thì bà con cứ bật nắp quan tài để đưa xác người chết sau đè lên người chết trước... làm vi trùng khuếch tán và lây lan nhanh, nên phải nhanh chóng vận động bà con dùng xoong, nồi để nấu và ăn thức ăn đã được rửa sạch, nấu chín. Trong làng có người chết thì đưa lên nghĩa địa...

X

Niềm vui của già làng A Blong khi nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Lê Quang Hồi

Vẫn biết đây là "cuộc chiến" lâu dài, khó khăn, song ông vẫn quyết tâm thực hiện. Nhiều người bảo A Blong điên, vi phạm "lời nguyền" của ông bà tổ tiên để lại sẽ bị Yang trừng phạt. A Blong thì lý giải theo suy nghĩ của mình, rằng lúc còn sống Bác Hồ đã dạy "làm cái gì có lợi cho dân, cho nước thì cố làm và làm cho được...".

Năm 1989, đang thực hiện cuộc vận động thì làng Le có một người chết. A Blong không để người dân đem chôn chung mà đưa chôn trong nghĩa địa. Hơn 30 người phản ứng quyết liệt và đòi đem A Blong ra xử tội trước dân làng, rồi tiếp tục phạt trâu, bò, heo, gà... A Blong không chùn bước. Theo ông, dân làng phạt thì cứ phạt, việc ông làm đúng thì cứ làm. Bên ông lúc này còn có sự tiếp sức của già A Mlót, A Ren, A Dói, bộ đội biên phòng, đặc biệt là cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế 78 (Binh đoàn 15).

"Thời gian đi theo từng con trăng, lúa, bắp vẫn liên tiếp được mùa, gà, heo, bò lớn nhanh và đẻ nhiều con giống. Người trong làng không có ai chết vì đói, rét và bệnh tật... Yang thương A Blong rồi! Vì A Blong làm đúng. Thế là tất cả tộc người Rơ Mâm đều nghe và bắt đầu làm theo... Đến nay người Rơ Măm đã khai hoang và trồng được 90 ha cây mì, 80 ha lúa nước, 70 ha cây cao su tiểu điền cùng với hàng trăm con heo, bò, dê các loại. Riêng gia đình A Blong trồng được 4 ha cao su, 2 ha trồng mì, 2 sào lúa nước, 3 con bò..., thu nhập một năm từ 100 - 150 triệu đồng.

"Trẻ em đến tuổi đều được đi học, cô Y Ly Trang đã làm Giám đốc Sở Ngoại vụ; anh Rơ Chăm Mon, Chỉ huy trưởng Ban CHQS thành phố Kon Tum; Y Hương, A Kết đã học trường Đại học Tây Nguyên... Trên 97% số hộ có xe máy, 100% số hộ có nhà xây tường gạch sạch đẹp, có ti vi", ông A Dói cho biết.

Vợ chồng già làng A Blong. Ảnh: Lê Quang Hồi

Vợ chồng già làng A Blong. Ảnh: Lê Quang Hồi

Cuộc sống du canh, du cư với phương thức "chặt, đốt, chọc, tỉa"; hủ tục người chết chôn chung đã không còn. Tất cả các gia đình đều treo ảnh và thờ Bác Hồ với tấm lòng thành kính nhất như để tạ ơn Bác đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay. Làng Le được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh. "Điện, đường, trường, trạm" đã hội tụ đầy đủ, là cơ sở để đưa cuộc sống của bà con Rơ Măm ngày một ổn định, phát triển và thực sự đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh; là một trong những điển hình của Kon Tum về phong trào xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới cực bắc Tây Nguyên.

Trao đổi với chúng tôi, ông A Thái, trưởng thôn làng Le cho biết: "Già làng A Blong giỏi lắm, việc gì cũng làm được. Thấy cuộc sống của bà con người Rơ Măm còn khó khăn cái gì là A Blong tận tình hướng dẫn, giúp đỡ. Từ hỗ trợ cây giống, đến hướng dẫn cách trồng chăm sóc, thu hoạch cây lúa nước, cao su đến cây sắn… để bà con làng Le vươn lên không còn cái đói, cái khổ như trước nữa. Một cán bộ trở về từ quân đội, một thầy giáo thương bà con dân làng, nói đúng cái bụng của bà con, làm được nhiều việc tốt, hết mình vì công việc, nên được mọi người nghe theo, làm theo. Người Rơ Măm có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ, có công rất lớn của A Blong".

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/gia-lang-a-blong-dat-ba-con-buoc-qua-loi-nguyen-185230605160024568.htm

Có thể bạn quan tâm

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

(GLO)- Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo bước chân những người giữ rừng

Theo bước chân những người giữ rừng

Có những nỗi niềm rất riêng của mỗi người khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, khi cơn gió giao mùa đến rất gần và những hạt mưa nặng trĩu rơi xuống, họ vẫn ngày đêm túc trực để giữ rừng, đôi mắt cứ ngóng về phía xa xa, nơi đó có gia đình và một niềm tin không mỏi.
Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!
Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…