Gia Lai: Quy định về vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 29-7, UBND tỉnh Gia Lai có 
 về việc tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19.
Để phòng ngừa ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc cung ứng, vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm kịp thời phục vụ cho các địa phương, khu dân cư, đáp ứng nhu cầu đời sống người dân trong vùng có dịch Covid-19, UBND tỉnh thống nhất một số quy định về vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19 như sau: 
Không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống người dân đã được dán Giấy nhận diện có mã QR Code của ngành Giao thông-Vận tải khi phương tiện hoạt động trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả tỉnh. Việc kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân nêu trên chỉ được thực hiện tại các điểm giao nhận hàng hóa, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng-chống dịch. 
Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp chưa được cấp Giấy nhận diện có mã QR Code nhưng người điều khiển phương tiện có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm) thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát cho xe lưu thông qua chốt sau khi đã kiểm tra Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. 
Giao nhận hàng tại Bến xe Đức Long Gia Lai. Ảnh: Lê Hòa
Giao nhận hàng tại Bến xe Đức Long Gia Lai. Ảnh: Lê Hòa

Không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) chỉ lưu thông trong phạm vi nội bộ huyện, thị xã, thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ hoặc bổ sung biện pháp ở mức cao hơn so với Chỉ thị 16. Trường hợp người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông từ khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16, khu vực phong tỏa sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ phòng dịch thấp hơn, phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu). 
Sở Công thương nghiên cứu nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ của Bộ Công thương tại Công văn số 4482/BCT-TTTN ngày 27-7-2021; kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trực thuộc Trung ương để đề xuất UBND tỉnh xử lý các vấn đề liên quan đến lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện theo đúng quy định phòng-chống dịch Covid-19; chủ động xử lý những vấn đề phát sinh và kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Giao thông-Vận tải) các nội dung vượt thẩm quyền.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.