Gia Lai: Phụ nữ góp ngày công lao động gây quỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mô hình “Lao động tập thể đóng góp ngày công” gây quỹ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hội viên phụ nữ giúp nhau phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đây là một trong những cách làm hay được nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Ia Pa (Gia Lai) tích cực hưởng ứng.
Chi hội Phụ nữ thôn Kơ Nia (xã Ia Trok) có 95 hội viên, phần lớn là người dân tộc Tày, Nùng… từ miền núi phía Bắc chuyển vào định cư. Vì thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn nên thời gian trước, chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội có phần hạn chế. Nhằm cải thiện tình hình, nhiều chị em phụ nữ tâm huyết với hoạt động Hội ở thôn Kơ Nia đã bàn bạc tìm cách gây dựng quỹ Hội, mong muốn thông qua đó giúp các hộ phụ nữ nghèo có vốn mở rộng sản xuất, chăn nuôi, từng bước vươn lên trong cuộc sống; đồng thời tạo điều kiện để chị em giao lưu, gắn kết với nhau hơn.
 Chị em phụ nữ ở thôn Kơ Nia (xã Ia Trok, huyện Ia Pa) lao động tập thể để gây quỹ. Ảnh: M.P
Chị em phụ nữ ở thôn Kơ Nia (xã Ia Trok, huyện Ia Pa) lao động tập thể để gây quỹ. Ảnh: M.P
Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Kơ Nia-chị Nông Thị Kim Cúc cho hay: “Đầu năm 2017, chi hội phát động phong trào tiết kiệm bằng cách mỗi hội viên đóng góp 200 ngàn đồng/năm, thu được gần 20 triệu đồng. Chi hội đã xem xét giúp 2 hội viên thuộc diện khó khăn vay 15 triệu đồng/người với lãi suất thấp để đầu tư thuê đất phát triển trồng trọt, tăng thu nhập gia đình. Sau 1 năm, các chị đã hoàn trả để chi hội  xoay vòng nguồn vốn cho những chị em khó khăn khác vay phát triển sản xuất, chăn nuôi”.
Để tạo dựng nguồn quỹ Hội ngày càng vững chắc, giúp được nhiều hội viên, sau nhiều lần sinh hoạt, bàn bạc, chị em phụ nữ thôn Kơ Nia thống nhất thực hiện mô hình “Lao động tập thể đóng góp ngày công”. Theo đó, Chi hội trưởng có trách nhiệm liên hệ với những hộ có quỹ đất nhưng thiếu lao động, sau đó phân công cho từng nhóm phụ nữ bố trí người nhận việc. Số tiền thu được từ làm công, chị em trích 150 ngàn đồng sung quỹ, còn lại dùng trang trải cuộc sống gia đình. Ia Pa hiện đang vào vụ chăm sóc và thu hoạch cây trồng nên cần nguồn nhân công lớn. Chính vì vậy, chỉ sau hơn 3 tuần phát động, số tiền thu được từ nguồn quỹ này của chi hội Phụ nữ thôn Kơ Nia đã đạt hơn 10 triệu đồng. “Bản thân tôi mới tham gia sinh hoạt chi hội Phụ nữ thôn nhưng rất phấn khởi vì thấy chi hội làm được việc có ích. Mong sao nguồn quỹ này ngày càng lớn, giúp được nhiều hội viên”-chị Dương Thị Kim Oanh-hội viên phụ nữ thôn Kơ Nia-cho biết.
Toàn xã Ia Trok có 9 chi hội Phụ nữ với hơn 910 hội viên, gần 70% chị em là người dân tộc thiểu số. Thông qua việc lao động cùng nhau, chị em có thêm điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tâm tư tình cảm, động viên nhau cùng nỗ lực trong cuộc sống hàng ngày. Mô hình “Lao động tập thể đóng góp ngày công” rất phù hợp với thực tế hiện nay ở địa phương. “Mô hình không những giúp các chi hội có thêm kinh phí hoạt động, đưa phong trào phụ nữ cơ sở ngày càng phát triển mà còn góp phần giúp chị em hiểu để rồi  tham gia tích cực công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương”-bà Lê Thị Bích Ngọc-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Trok-cho biết.
Không chỉ ở Ia Trok, mô hình “Lao động tập thể đóng góp ngày công” còn được nhân rộng ở các xã khác trên địa bàn huyện Ia Pa. Đến nay, toàn huyện đã có 4/9 xã thực hiện mô hình này và đều đạt kết quả tích cực. Theo bà Ksor H'Cher-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ  huyện Ia Pa, tiết kiệm có nhiều loại hình nhưng tiết kiệm bằng lao động tập thể mang ý nghĩa thiết thực nhất. Vì xây dựng và sử dụng nguồn quỹ đã tạo sự gắn kết chị em hội viên lại với  nhau để chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ kịp thời lúc khó khăn, tránh tình trạng đi vay nặng lãi.
“Mô hình thực tế này giúp chị em thay đổi nhận thức về quyền và lợi ích của họ khi tham gia sinh hoạt Hội, nhất là chị em dân tộc thiểu số đã ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Hội. Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ  huyện tiếp tục hướng dẫn các cơ sở Hội nhân rộng mô hình, phấn đấu 9/9 xã đều có chi hội xây dựng mô hình “Lao động tập thể đóng góp ngày công” gây quỹ”-bà H'Cher nhấn mạnh.
Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.