Gia Lai: Kỳ vọng những dự án giao thông trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung. 
Nâng cấp các tuyến quốc lộ trọng yếu
Gia Lai hiện có 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn (19, 19D, 25, 14C, đường Hồ Chí Minh và đường Trường Sơn Đông) với tổng chiều dài 723 km. Tuy nhiên, nhiều tuyến quốc lộ đã xuống cấp, hạ tầng không còn đáp ứng nhu cầu vận tải như: quốc lộ 19, 19D, 25… Trong bối cảnh đó, Trung ương vừa đầu tư một số dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông trọng điểm trên địa bàn như: dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 25… 
Đơn vị thi công tiến hành trảm bê tông nhựa tại đường Hồ Chí Minh tuyến tránh đô thị Pleiku đoạn qua xã Gào (TP. Pleiku). Ảnh: Lê Hòa
Đơn vị thi công tiến hành thảm bê tông nhựa đường Hồ Chí Minh-đoạn tuyến tránh đô thị Pleiku. Ảnh: Lê Hòa
Nổi bật là dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên do Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 3.654,4 tỷ đồng từ nguồn vốn vay IDA, vốn đối ứng và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia. Trong tổng số 143,6 km đường thuộc phạm vi thi công của dự án, đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai dài 126,6 km (bao gồm 2 đoạn tuyến tránh TP. Pleiku và thị xã An Khê).
Theo đó, quốc lộ 19 sẽ được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III-TCVN 4054-05, tốc độ thiết kế 60-80 km/giờ. Đoạn qua khu đông dân cư sẽ có chiều rộng mặt đường 13 m, đoạn thông thường có chiều rộng mặt đường 11 m, gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp (riêng đoạn qua đèo An Khê có chiều rộng mặt đường 8 m). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 đến 2023.
Ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở GT-VT-cho biết: “Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên sẽ góp phần làm gia tăng kết nối giữa khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Tây Nguyên nói riêng với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa-xã hội cho các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak… Đặc biệt, việc cải thiện hạ tầng giao thông quốc lộ 19 hứa hẹn sẽ góp phần làm “tăng điểm” của tỉnh trong mắt nhà đầu tư”.
Trung tuần tháng 7 vừa qua, dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 25 đã được khởi công xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư 730,2 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 2 năm (2020-2021). Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư gần 435 tỷ đồng, triển khai trên chiều dài 27 km (từ thị xã Ayun Pa đến thị trấn Phú Thiện). 
Lãnh đạo Sở Giao thông-Vận tải và lãnh đạo các địa phương tại lễ động thổ dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 25. Ảnh: Lê Hòa
Lãnh đạo Sở Giao thông-Vận tải và lãnh đạo các địa phương tại lễ động thổ dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 25. Ảnh: Lê Hòa
Như vậy, cả 2 tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối giữa Bắc Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp. Đây là yếu tố quan trọng giúp tỉnh gia tăng kết nối liên vùng. 
Bên cạnh đó, quốc lộ 14C cũng từng bước hoàn thành. Tuyến đường được kỳ vọng phục vụ mục tiêu kép: đảm bảo giữ vững an ninh-an toàn khu vực biên giới và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đường biên. Đây cũng là tuyến giao thông kết nối liên vùng 3 tỉnh: Kon Tum-Gia Lai-Đak Lak dọc theo tuyến biên giới.
Trong lộ trình tăng cường kết nối liên tỉnh, vừa qua, Gia Lai và Đak Lak đã thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, bố trí vốn ngân sách để đầu tư xây dựng tuyến giao thông kết nối liên vùng giữa 2 tỉnh trên cơ sở cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 668 (Gia Lai) và tỉnh lộ 695 (Đak Lak). Mục tiêu sau đầu tư sẽ hướng đến nâng cấp từ đường địa phương lên quốc lộ. Từ đó gia tăng kết nối, giao thương giữa các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh với tỉnh bạn Đak Lak. Dự án đề xuất đầu tư khoảng 683 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương.
Hoàn thiện hạ tầng giao thông nội tỉnh
Hiện nay, tỉnh đang dành hàng trăm tỷ đồng đầu tư nâng cấp 3/10 tuyến đường gồm: tỉnh lộ 662B (Phú Thiện-Ia Pa), tỉnh lộ 665 (huyện Chư Prông) và tỉnh lộ 666 (huyện Mang Yang). Ông Trịnh Văn Sang-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho hay: “Huyện được đầu tư nâng cấp, cải tạo cả 2 tuyến giao thông huyết mạch là quốc lộ 25 và tỉnh lộ 662B. Đây là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025”.
Quốc lộ 19 đoạn qua xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông). Ảnh: Lê Hòa
Quốc lộ 19 đoạn qua xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông). Ảnh: Lê Hòa
Song song đó, tỉnh cũng chú trọng xây dựng đường liên huyện, thị xã nhằm khơi thông huyết mạch kinh tế, kết nối các vùng cũng như góp phần giảm tải cho các trục quốc lộ, tỉnh lộ. Cụ thể, nối tiếp dự án đầu tư xây dựng đường liên huyện Chư Păh-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông, cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường liên huyện Chư Sê-Chư Pưh-Chư Prông. Tuyến đường có tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương, tổng chiều dài là 32,75 km, kết cấu đường bê tông nhựa, mặt đường rộng 5,5 m, vận tốc thiết kế 40 km/giờ. Dự kiến, thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (2020-2022).
“Mục tiêu đầu tư là nhằm xây dựng hệ thống mạng lưới đường giao thông khép kín kết nối các huyện phía Tây tỉnh, tạo hành lang phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương trên tuyến”-Phó Giám đốc phụ trách Sở GT-VT thông tin thêm.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất