Gia Lai hướng đến hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-6, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế nhằm phòng ngừa tai nạn, chống ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường từ các hoạt động giao thông-vận tải; đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Gia Lai hướng đến hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong đô thị. Ảnh: Đức Thụy


Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông các cấp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; ngăn ngừa, xử lý việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay cảng hàng không.

Đồng thời nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông-vận tải, chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe. Quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải bằng xe ô tô; phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong đô thị. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn; tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và hạ tầng số; phát huy vai trò hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Cùng với đó nâng cao năng lực cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu, chữa trị nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng chức năng, tình nguyện viên và người tham gia giao thông…

Kế hoạch được ban hành nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, trước hết là người đứng đầu; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong việc tham gia thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.