Gia Lai: Hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chương trình cấp bò sinh sản cho người nghèo là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở địa phương, được sự đồng tình của đa số người dân, giúp người nghèo phát triển sản xuất, xóa nghèo bền vững. Chương trình được Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai thực hiện những năm qua mang lại thành công đáng khích lệ.

Thông qua chương trình hỗ trợ, trợ cước, trợ giá với nhiều ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, nhiều hộ đã nâng cao đời sống. Ông Ksor Nghét, xã Ia Broái (huyện Ia Pa) phấn khởi: “Từ một con bò cái sinh sản từ ba năm trước, đến nay đã sinh ra 2 bê con. Tôi vừa bán 1 con để thêm tiền vào xây ngôi nhà mới này”. Ông Siu Jé-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa, người luôn tham gia giám sát cấp phát bò trong nhiều năm cho biết thêm: Các đối tượng được hỗ trợ bò đều chịu khó chăm sóc nên bò sinh trưởng tốt. Nhiều hộ được nhận bò của chương trình đã không dừng lại ở 1 con mà phát triển thành đàn.

Bà con xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) nhận bò giống sinh sản. Ảnh Đức Thụy
Bà con xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) nhận bò giống sinh sản. Ảnh Đức Thụy
Phát huy hiệu quả chương trình, năm 2011, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai tiếp tục cấp 1.700 con bò cho các hộ nghèo trên địa bàn 5 huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Đak Đoa và Mang Yang. Bò có trọng lượng trung bình từ 120 kg đến 130 kg. Ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Gia Lai nhận xét: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng và liên quan đã tiến hành thẩm định, kiểm tra thực tế trước khi cấp bò cho đối tượng. Bò cấp cho dân nghèo có nguồn gốc rõ ràng, trọng lượng đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt, tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng theo đúng yêu cầu.


Có mặt từ rất sớm tại trụ sở UBND xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) để nhận bò sinh sản đợt này, anh Đinh Cơn, làng Đak Dve không giấu được niềm vui: “Điều kiện kinh tế gia đình mình khó khăn. Cả gia đình 7 người nhưng chỉ trông vào 0,5 sào lúa nước và 1 sào mì nên không đủ ăn, vì vậy được nhận bò mình vui lắm”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì do nhận thức hạn chế, một số hộ sau khi nhận bò về không chăm sóc chu đáo khiến bò đau ốm rồi chết, hoặc do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên nhận bò về chưa lâu đã đem bán để lấy tiền trang trải cuộc sống. Vấn đề đặt ra là cần tuyên truyền thuyết phục, nâng cao nhận thức cho bà con, cốt lõi là phải làm thay đổi về mặt nhận thức. Đồng thời kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ cách thức làm ăn, lao động sản xuất hiệu quả. Nếu không sẽ dễ nảy sinh tư tưởng ỷ lại, chỉ trông chờ vào Nhà nước trong một bộ phận người dân, khiến cho công cuộc thoát nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm