Gia Lai: Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một năm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu không những người dân  thành thị mà ở vùng sâu, vùng xa cũng đã chấp nhận sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt.
Thành công lớn nhất sau một năm triển khai cuộc vận động là tạo cho người dân tiếp cận các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước.
Bán hàng lưu động-cách tiếp cận thị trường nông thôn nhanh nhất. Ảnh: Anh Khoa
Bán hàng lưu động- cách tiếp cận thị trường nông thôn nhanh nhất. Ảnh: Anh Khoa
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, hàng Việt được bày bán chiếm từ 55 đến 80%. Nhưng tại các chợ huyện, nhất là các chợ ở xã vùng sâu, vùng xa hàng Việt đã hoàn toàn chiếm lĩnh, chinh phục người tiêu dùng. Các cửa hàng may mặc, đồ gia dụng, hầu hết sản phẩm bày bán đều do các công ty, doanh nghiệp trong nước sản xuất, giá cả phải chăng so với thu nhập của người tiêu dùng nông thôn.
Chị Thanh- chủ cửa hàng may mặc tại thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện) nói: Người dân nông thôn mua bộ đồ có giá vài trăm ngàn đồng đến triệu đồng là rất hiếm. Do đó, cửa hàng tôi chỉ bán các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất, giá cả phù hợp.
Các chợ ở vùng sâu, vùng xa, các sản phẩm hàng Việt cũng không kém phần đa dạng về chủng loại, màu sắc. Tại chợ xã Pờ Tó, hay Kim Tân (huyện Ia Pa), 100% sản phẩm vải, quần áo, giày dép, hàng gia dụng… đều là hàng Việt. Chị Lưu Thị Hồng- xã Kim Tân tự hào: Hàng hóa trong nước bây giờ cũng rất đa dạng, đẹp không kém hàng ngoại nhập mà giá cả lại không quá cao, phù hợp với thu nhập của người dân sống ở vùng nông thôn.
Anh Phạm Anh Tuấn- nhân viên quản lý bán hàng Công ty TNHH Việt Nam Mart (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)- một trong những đơn vị tiếp cận nhanh với thị trường nông thôn trên địa bàn tỉnh chia sẻ kinh nghiệm: Muốn quảng bá thương hiệu đến với thị trường nông thôn cần tổ chức nhiều đợt bán hàng lưu động. Dù khó khăn, tốn kém nhưng chỉ với con đường này, hàng Việt mới chiếm lĩnh thị trường, thoát khỏi sự chi phối của hàng ngoại nhập, nhất là các mặt hàng từ Trung Quốc.
Sau một năm triển khai, cuộc vận động đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó một số hạn chế cần khắc phục để cuộc vận động tiếp tục mang lại hiệu quả. Thời gian qua, công tác tổ chức quảng bá sản phẩm hàng Việt, tuyên truyền vận động không thường xuyên liên tục. Doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư kinh phí cải tiến công nghệ sản xuất hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng thị trường rộng lớn là người tiêu dùng nông thôn. Chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời từ Trung ương đến địa phương để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt so với hàng ngoại nhập. Đó là lý do các sản phẩm ngoại nhập vẫn chứng tỏ sức mạnh nhất định của mình.
Một thực trạng là hàng hóa ở vùng nông thôn đa phần sản xuất trong nước, lượng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng không phải là ít. Công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn chưa triệt để để bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu hàng Việt. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thị trường nông thôn rất lớn và giàu tiềm năng.
Việc tiếp cận để kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất nhằm mục đích đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn. Tạo điều kiện để người tiêu dùng nông thôn được dùng các sản phẩm sản xuất trong nước chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp là điều cần thiết trong thời gian đến để cuộc vận động đi vào chiều sâu.
Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm