Ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhi khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh viện Trung ương Huế vừa triển khai thành công ca ghép tế bào gốc trẻ em đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
 

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên cho một bệnh nhi bốn tuổi. Ảnh: BV cung cấp.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên cho một bệnh nhi bốn tuổi. Ảnh: BV cung cấp.



Ngày 10.1, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm Nhi của bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhi đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Bệnh nhi là cháu Nguyễn Ánh H. (4 tuổi, huyện Đăkrông, Quảng Trị) bị bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Với bệnh này, tỉ lệ tử vong sẽ rất cao nếu không được điều trị kịp thời và triệt để. Bệnh nhi cần phải điều trị hóa chất liều cao kèm ghép tế bào gốc tự thân để cứu mạng sống.


 

 GS.TS Phạm Như Hiệp (thứ 5, trái sang) tặng quà cho bệnh nhi, chụp ảnh lưu niệm cùng của tập thể y bác sĩ. Ảnh: BV cung cấp.
GS.TS Phạm Như Hiệp (thứ 5, trái sang) tặng quà cho bệnh nhi, chụp ảnh lưu niệm cùng của tập thể y bác sĩ. Ảnh: BV cung cấp.


Trước tình hình đó, Trung tâm Nhi khoa đã phối hợp với Trung tâm Huyết học Truyền máu, Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế cùng với sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP. HCM đã tiến hành ca ghép tủy tự thân đầu tiên. Sau 32 ngày ghép, sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục.

GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đến nay bệnh viện là đơn vị thứ ba thực hiện thành công kỹ thuật này sau Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP. HCM.

Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những bệnh viện đi đầu về lĩnh vực  ghép tạng trong toàn quốc. Hiện nay, bệnh viện đã ghép tim thành công cho 6 bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, gần 900 bệnh nhân được ghép thận, gần 100 ca ghép tế bào gốc, ca ghép gan đầu tiên được thực hiện thành công vào tháng 10.2019.

Nhiều bệnh nhân được ghép giác mạc từ nhiều nguồn hiến tặng khác nhau; cứu sống nhiều bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối, giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Hoạt động ghép giác mạc, ghép tim, ghép thận, ghép tủy- tế bào gốc... được thực hiện thường quy với tỉ lệ thành công 100%;

Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào tháng 8.2019 càng khẳng định quyết tâm của Bệnh viện Trung ương Huế phát triển bệnh viện trở thành Trung tâm ghép tạng chuyên sâu và toàn diện của khu vực miền Trung,- Tây Nguyên và trong  cả nước.

Thời gian đến, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục triển khai ghép tự thân cho các bệnh nhân và hướng tới ghép tủy đồng loại để tiếp tục cứu sống và mang lại nhiều niềm hy vọng hơn cho các trẻ mắc bệnh ung thư.

 

https://laodong.vn/suc-khoe/ghep-te-bao-goc-thanh-cong-cho-benh-nhi-khu-vuc-mien-trung-tay-nguyen-777637.ldo

Theo PHÚC ĐẠT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.