Gen Z có phải là thế hệ nhạy cảm, dễ vỡ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh ra và lớn lên trong môi trường khá năng động, nhưng không ít gen Z đang có xu hướng khép mình lại với thế giới bên ngoài. Do nhiều nguyên nhân, các bạn này hiếm khi bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, sự kết nối và duy trì các mối quan hệ với gia đình, xã hội dẫn đến nhạy cảm, dễ vỡ.

Thế hệ gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, chịu tác động của nhiều luồng thông tin khác nhau trên internet, mạng xã hội. Những luồng thông tin tích cực có, tiêu cực có ở mọi lĩnh vực như tình yêu, đam mê, tương lai và cả những sự so sánh… đã phần nào ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách cũng như nhận thức về cuộc sống của mỗi bạn trẻ. Chỉ cần lướt mạng xã hội vào bất kỳ khung giờ nào thì gen Z vẫn hoàn toàn có thể rơi vào hố sâu của cảm xúc và lệ thuộc chúng.

Gen Z là thế hệ có nhiều sự khác biệt. Ảnh minh họa: Ngọc Duy

Gen Z là thế hệ có nhiều sự khác biệt. Ảnh minh họa: Ngọc Duy

Bạn Lê Đặng Thanh Ngân (17 tuổi, thôn 4, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) chia sẻ: Em thường lên mạng để viết những status nói lên tâm trạng của chính mình, bởi bản thân không thể chia sẻ với ai, không ai có thể lắng nghe những uất ức, nỗi buồn của em. Người khác chỉ biết trách móc, mong muốn em hành động theo ý của họ.

“Mỗi thời điểm, mỗi thế hệ sẽ có sự nhìn nhận vấn đề khác nhau. Chẳng hạn, khi đọc những bài tâm thư trên các trang mạng xã hội hay khi em tâm sự với ba mẹ thì đều nhận được quy chụp rằng thế hệ trẻ chúng mình đang nghiêm trọng hóa vấn đề lên như: “Con sướng vậy rồi, còn muốn cái gì nữa?”; “Bây giờ, tiền bạc hay cái gì cũng có, không giống như ngày xưa phải khổ hơn thế gấp trăm ngàn lần”; “Suốt ngày cứ than thở, với cần đi chữa lành”.

Những lúc như thế, em lại suy nghĩ có lẽ do bản thân chịu khổ chưa đủ, hay do mình sướng quá rồi nên mới bị áp lực. Mà bản thân em nghĩ chắc không ít người cũng rơi vào tình trạng giống như em lúc đó khi đang cố tìm lời khuyên”-Ngân kể.

Cũng như nhiều bạn trẻ, Ngân mong muốn: Mọi người hãy có cái nhìn cởi mở hơn về thế hệ gen Z khi ngày nay họ phải đối diện với quá nhiều kỳ vọng không chỉ từ gia đình mà còn cả xã hội.

Gen Z-thế hệ hoa tuyết dễ tổn thương khi đối diện những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Ảnh: Đồng Lai
Gen Z-thế hệ hoa tuyết dễ tổn thương khi đối diện những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Ảnh: Đồng Lai

Còn bạn Y Chu Chu (17 tuổi, làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa) lại hay để ý và bị chi phối bởi cảm xúc của mọi người xung quanh. Chu tâm sự: “Bản thân rất hay suy nghĩ, chỉ một lời nói bâng quơ nào đó cũng có thể khiến mình để tâm và buồn. Thậm chí những thay đổi nhỏ trong cách cư xử, xưng hô hay qua nhắn tin cũng khiến mình tổn thương”.

Người nhạy cảm luôn được bao bọc bởi một vẻ ngoài khiến người khác an tâm và tin tưởng nhưng bên trong của họ rất yếu đuối và dễ rơi nước mắt.

Bạn Lê Thái Dương (27 tuổi, tổ 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) giãi bày: “Có những chuyện vì không muốn mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân phiền lòng mình luôn luôn tỏ ra vui vẻ. Hay mỗi lần đăng gì lên Facebook, Zalo, TikTok hoặc nhắn tin với bất kỳ ai mình đều kèm theo biểu tượng cảm xúc vì sợ bị hiểu lầm”.

Người nhạy cảm, dễ vỡ không hẳn là điều gì xấu, nếu như biết phát huy những ưu điểm của mình và hạn chế những khuyết điểm. Ảnh minh họa: Ngọc Duy
Người nhạy cảm, dễ vỡ không hẳn là điều gì xấu, nếu như biết phát huy những ưu điểm của mình và hạn chế những khuyết điểm. Ảnh minh họa: Ngọc Duy

Tuy nhiên, nhạy cảm không hẳn là xấu nếu chúng ta nhìn theo hướng tích cực, thì đây như là một món quà mà Thượng đế ban tặng. Bạn Kiều Ngọc Bảo Hân (13 tuổi, tổ 4, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: “Theo bản thân em tìm hiểu trên mạng xã hội thì nhạy cảm là một trong những yếu tố “bẩm sinh”. Ngoài ra, thế hệ gen Z như chúng em hiện tại chịu nhiều áp lực không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống với tần số ngày càng khó kiểm soát.

Nhưng với sự nhạy cảm đó, chúng ta có thể biến chúng thành điểm mạnh của bản thân như: biết quan tâm tới cảm xúc của người khác nhiều hơn, dễ dàng nắm bắt được tâm trạng của mọi người xung quanh và đây như là “giác quan thứ 6” có thể kết nối với những người có sự tương đồng về mặt cảm xúc”.

Clip: Gen Z có phải là thế hệ nhạy cảm, dễ vỡ không? Thực hiện: Đồng Lai

Theo anh Lâm Quang Lợi-nhân viên điều dưỡng tại Trạm Y tế phường Phù Đổng (TP. Pleiku): Dù ở thế hệ nào thì cũng có thể bị tổn thương và nhạy cảm, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh-thiếu niên. Tuy nhiên, trước đây thông tin tuyên truyền chưa phát triển, sự quan tâm của người lớn còn hạn chế, mọi người ít tiếp xúc với những phản ánh nên có cảm giác rằng những vấn đề như vậy không xảy ra ở thế hệ 8X, 9X.

Bởi trong quá trình trưởng thành luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề với hầu hết người trẻ, dù là thuộc thời đại nào đi chăng nữa. Cái quan trọng là gia đình, xã hội cần có sự quan tâm đúng mức và có những lời động viên, chia sẻ kịp thời để các bạn trẻ không rơi vào “ngõ cụt”; các bạn trẻ cũng cần phải chắt lọc, đánh giá thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội để có nhìn nhận đúng đắn hơn về cuộc sống…-anh Lâm Quang Lợi-nhân viên điều dưỡng tại Trạm Y tế phường Phù Đổng (TP. Pleiku) bộc bạch.

Anh Lâm Quang Lợi-nhân viên điều dưỡng tại Trạm Y tế phường Phù Đổng (TP. Pleiku) chia sẻ. Thực hiện: Đồng Lai

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?