Gạo nếp thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại 'đại kỵ' với những nhóm người này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gạo nếp được biết đến là lương thực tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được gạo nếp.

Gạo nếp được biết đến là loại ngũ cốc thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được gạo nếp. Dưới đây là những tác dụng của gạo nếp và những người không nên ăn gạo nếp.

Tác dụng của gạo nếp đối với sức khoẻ

Bài viết của BS Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM- Cơ sở 3 trên Báo Sức khoẻ & Đời sống chỉ ra những tác dụng của gạo nếp như sau:

Theo quan điểm của y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, tác dụng bổ khí kiện tỳ vị chỉ tả, ôn ấm trung tiêu, cố biểu liễm hãn (giảm tiết mồ hôi) và giảm đi tiểu thường xuyên.

Gạo nếp được xếp vào nhóm thuốc bổ, quy vào kinh phế và tỳ vị. Vì vậy nó thích hợp dùng trong các trường hợp tình trạng kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hay người dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, khó thở do khí hư.

Gạo nếp tác dụng rất tốt trong việc điều hòa tỳ vị khi dùng làm thuốc, vì theo quan điểm y học cổ truyền, vị ngọt có thể bổ tỳ vị, do đó trị buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, từ đó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình kiện vận.

Gạo nếp còn có thể dùng làm thuốc an thần, bổ tâm huyết, vì vậy đối với các trường hợp mất ngủ, mơ màng, khó chịu, hồi hộp, khó thở do tâm huyết hư thì gạo nếp có thể dùng làm thuốc giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Sau khi sinh con, một số phụ nữ bị suy nhược do chảy máu nhiều và bị khí hư trầm trọng (khó thở, hụt hơi, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm, chóng mặt, hoa mắt, táo bón sau sinh..). Thời gian này, có thể thường xuyên ăn một ít gạo nếp để cải thiện tình trạng khí huyết hư suy, giúp cơ thể mau chóng phục hồi.

Gạo nếp ngon, bổ tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được

Gạo nếp ngon, bổ tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được

Những người không nên ăn gạo nếp

Gạo nếp tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Báo VietNamNet dẫn lời BSCK II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, do gạo nếp chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu. Vì vậy, những người này cần lưu ý khi ăn: trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tì vị quá hư nhược không nên ăn nhiều nếp. Người có vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi.

Gạo nếp cũng có tính chất tương tự như các loại gạo khác nên những người bị đái tháo đường, béo phì, bệnh dạ dày cần hạn chế, không nên ăn quá nhiều.

Trên đây là những người không nên ăn gạo nếp. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa gạo nếp nhé.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.