Đường về nẻo thiện không còn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được trở về nhà sum vầy, quây quần bên mâm cơm những ngày Tết, đó là ước mơ của hàng triệu phạm nhân đang chấp hành án trên cả nước. 

Tại Sơn La cũng vậy, các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh đã và đang được tích cực lao động, sản xuất, dọn vệ sinh, trang trí khu giam, phòng giam để chuẩn bị đón Tết. Và với họ, mỗi khi Tết đến là gần hơn ngày trở về với cộng đồng.

Có mặt tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, không khí hân hoan đón chào năm mới của các phạm nhân đang cải tạo nơi đây. Phạm tội tàng trữ trái phép ma túy, bị tuyên án 38 tháng tù giam, đây là cái Tết thứ 2 phạm nhân Nguyễn Hứa Kiên đón Tết tại trại giam. Nhớ gia đình, nhớ người thân và day dứt về hành vi phạm tội của mình là cảm xúc bao trùm trong anh khi một cái Tết nữa tới…

Hoa đào đã thắm, một mùa xuân đã đến thật gần với các phạm nhân.

Hoa đào đã thắm, một mùa xuân đã đến thật gần với các phạm nhân.

Chia sẻ với PV, phạm nhân Nguyễn Hứa Kiên cho biết: Bản thân anh trong thời gian chấp hành án ở tỉnh Sơn La đã nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật, có những lúc tự day dứt lương tâm vì đã để mẹ phải lo lắng,… “Một năm mới sắp tới, tôi rất nhớ nhà. Tôi sẽ cải tạo tốt để 2025 được về nhà làm người có ích cho xã hội” – Phạm nhân Kiên cho biết.

Năm nay là năm đầu tiên đón Tết trong Trại tạm giam, phạm nhân Hoàng Thị Diệu Ly (SN1993) bị tuyên phạt 14 năm tù về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vừa nói, bất giác người mẹ của 2 đứa con nhỏ trào dâng nước mắt: “Ngày thường đã nhớ nhà, nhớ người thân; ngày tết, nỗi nhớ lại tăng lên gấp bội… Bây giờ tôi chỉ muốn nói lời xin lỗi với gia đình, người thân và 2 con nhỏ của mình, vì tôi mà họ phải lo lắng nhiều. Dù vậy, đón tết trong trại giam, chúng tôi luôn được sự quan tâm của Ban Giám thị và cán bộ quản giáo. Bữa cơm ngày tết cũng có bánh chưng, hoa quả, bánh, mứt.. Trại giam còn tổ chức mổ lợn và các hoạt động thể thao cho phạm nhân giao lưu trong những ngày Tết này”.

Trại tạm giam Công an tỉnh phát bánh chưng cho phạm nhân.

Trại tạm giam Công an tỉnh phát bánh chưng cho phạm nhân.

Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La hiện có gần 800 can, phạm nhân đang chấp hành án. Để đảm bảo công tác giam giữ, quản lý can phạm nhân được an toàn trong mọi tình huống, CBCS Trại tạm giam bố trí ứng trực 24/7, sắp xếp, bố trí, phân công CBCS thường trực chiến đấu. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Tết đến, Xuân về… Những ngày cuối năm, khi bên ngoài rộn ràng đón tết, không khí trong trại giam cũng trở nên sôi động hơn. Dù các phạm nhân, ai nấy đều có những nỗi niềm riêng nhưng sự quan tâm của các CBCS đã giúp phạm nhân vơi đi phần nào nỗi buồn trong cảnh đón tết xa nhà.

Theo Trung úy Nguyễn Thế Hải, Bí thư Đoàn cơ sở, Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La: Được sự đồng ý, nhất trí của Đảng ủy Ban giám thị trại tạm giam chúng tôi đã tổ chức cuộc thi viết thư gửi lời xin lỗi. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp các nhân nhận ra lỗi lầm và tích cực cải tạo để sớm trở về với gia đình. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thể dục thể thao, qua đó giúp can phạm nhân nhận rõ lỗi lầm của mình, ổn định tâm lý sớm hòa nhập với cộng đồng” – Trung úy Hải cho biết.

Những món quà ấm áp ngày Tết dành cho phạm nhân.

Những món quà ấm áp ngày Tết dành cho phạm nhân.

Đã từng làm nhiệm vụ quản giáo nhiều năm nên Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La rất thấu hiểu tâm tư của các phạm nhân trong những ngày giáp Tết. Chia sẻ với PV, anh cho biết: Sự quan tâm của Đảng ủy Ban giám thị cũng như CBCS trong đơn vị đã khích lệ được sự hướng thiện của can phạm nhân, là cầu nối giúp các phạm nhân chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng. Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, trại tạm giam sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình vui xuân, đón tết cho các phạm nhân, từ đây giúp phạm nhân sẽ chấp hành nội quy tốt hơn, hướng thiện để hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước, để được sớm trở về với gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.