Dưới thềm cũ rêu phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Dưới thềm cũ rêu phong” là tập tản văn thứ 2 của tác giả Đào An Duyên. Với hành văn nhẹ nhàng, giản dị, mỗi câu chuyện trong cuốn sách thu hút người đọc bởi những cảm nhận đầy tinh tế về thiên nhiên, đất trời cũng như lắng đọng sự chiêm nghiệm về cuộc sống được đúc rút từ chính trải nghiệm của tác giả.
 3 phần của cuốn sách được đặt tên lần lượt: Với đất, Người, Với mùa. Mỗi bài viết ở từng phần như có sợi dây gắn kết chặt chẽ với chủ đề mà tác giả dụng tâm lựa chọn. “Với đất”, Đào An Duyên nhiều lần nhắc đến xuất thân gắn bó với đồng ruộng, làng quê. Cảm thức ấy trở thành hành trang theo chị đến sinh sống ở vùng đất mới để rồi chỉ cần được thả mình với cánh đồng lúa mênh mông, được đặt đôi chân trần lên thảm cỏ xanh mướt, là như tìm thấy chính mình, thấy lại những ngày ngồi cùng mẹ bên bếp lửa ấm nồng, ấm nước lục bục sôi, hơi nước tan vào làn khói mỏng manh nơi quê nhà. Cùng với nỗi nhớ bồi hồi quê xưa chốn cũ, tác giả cũng dành nhiều trang viết đẫm tình cảm cho quê hương thứ hai của mình. Những cánh đồng xen lẫn giữa phố núi Pleiku, con đường rợp bóng cây xanh, một vạt hoa dại ven đường, cung đường dốc uốn quanh co… được chị đưa vào từng bài viết như một điểm nhấn vừa nhẹ nhàng, giản dị song không kém phần đặc trưng, hấp dẫn.

Trong phần “Với mùa”, bạn đọc có thể cảm nhận được một Đào An Duyên hết sức tinh tế, ý nhị trong từng câu chữ, từng cảm nhận về mỗi mùa trong năm. Có cảm giác tác giả rất nhạy cảm với mùa, sự nhạy cảm ấy khiến chị luôn dõi theo từng nhịp đổi thay của thiên nhiên, của đất trời, đặc biệt là mỗi độ xuân sang, thu đến. Tác giả cảm nhận: “Thời khắc chuyển thu ở đây rất lạ, không có gió heo may, cũng không có những thảm cỏ may tím lên trong những buổi chiều thu mơn man xứ Bắc. Đó là lúc mưa không còn dầm dề ngày ngày tháng tháng. Mưa chỉ vừa đủ nhẹ để mang về những sớm mai mù sương, sương trắng như tấm voal lụa mỏng khẽ khàng la đà trên cảnh vật. Mặt nước chuyển màu, tựa màu ngọc lục bảo cứ biếc lên trong nắng non nhè nhẹ. Thứ nắng non, không còn bỏng rát như nắng hạ, chỉ vừa đủ hong khô những hạt sương đọng lại từ ban mai. Cây lá cũng dần đổi sắc” (Bâng khuâng mùa thu). Một thay đổi nhỏ của tiết trời báo hiệu vào xuân cũng khiến tác giả động lòng: “Vừa hôm qua còn phải khoác thêm chiếc áo ấm để ra chợ sớm, vậy mà hôm nay khí trời đã khác hẳn. Những tia nắng mùa xuân mảnh như tơ, nhẹ như hơi thở, ấm áp như một cái nắm tay siết nhẹ dành cho nhau. Không gian phảng phất, dìu dịu hương hoa” (Xuân vừa dâng lưng trời)…
Tập tản văn “Dưới thềm cũ rêu phong” của tác giả Đào An Duyên (ảnh nhân vật cung cấp).
Tập tản văn “Dưới thềm cũ rêu phong” của tác giả Đào An Duyên (ảnh nhân vật cung cấp).
Tác giả cũng dành riêng phần II để kể lại những mẩu chuyện rất đời thường trong cuộc sống. Như một cách tự tình, Đào An Duyên thủ thỉ kể lại những kỷ niệm thuở ấu thơ, nơi mà chị vẫn thường neo mình mỗi khi cảm thấy chơi vơi giữa bộn bề hiện tại. Đó còn là hình ảnh của những người thầy đặc biệt mà chị gọi là cha, là chú Hiền. Đôi khi đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm của chính tác giả về cuộc sống thanh bình nơi Phố núi, khoảng bình yên trong những ngày giãn cách xã hội hay những câu chuyện nhỏ, ý nghĩa về tình yêu, tình bạn, tình thân… 
Điều ấn tượng nhất trong tập tản văn của Đào An Duyên chính là những dòng viết về thiên nhiên. Bất cứ bài viết nào, chị cũng dành nhiều tâm sức để thể hiện sức hút của thiên nhiên tươi đẹp. Vẫn là ngọn núi, cánh rừng, là vườn hoa cà phê trắng muốt, một vòm cây xanh, song dưới đôi mắt ngắm nhìn và ngòi bút của chị, chúng trở nên lung linh và giàu sức lay động. “Những ngày nhiều sương mù, nếu rỗi việc, tôi hay lang thang ra ngoại ô từ lúc còn rất sớm. Ngắm nhìn những thửa ruộng nằm im lìm dưới chân núi, màn sương trắng mỏng rất nhẹ như đang chậm rãi lăn từ núi xuống ruộng. Cỏ lá ướt đẫm, những giọt sương mai trong suốt như pha lê đậu rất khẽ ở đầu lá lúa uốn cong. Vài tấm mạng nhện cũng nhẹ mỏng chăng ngang trên những khóm lúa, sương bám trên những sợi tơ làm tấm mạng nhện trĩu xuống như chiếc vó bè” (Miền sương trắng).
Nói về tác phẩm mới của mình, tác giả Đào An Duyên nhẹ nhàng chia sẻ: “Những câu chuyện trong “Dưới thềm cũ rêu phong” được tôi viết trong các năm 2019-2021. Tất cả đều là những mẩu chuyện rất đời thường nhưng chất chứa nhiều kỷ niệm, xúc cảm và cảm nhận về cuộc sống mà tôi chắt chiu, chọn lọc. Cuốn tản văn lần này do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in và phát hành ở tất cả các thư viện quân đội cả nước. Chỉ nghĩ đến việc các chiến sĩ ở nơi đảo xa xôi cũng sẽ cầm và đọc tác phẩm của mình, tôi đã thấy lâng lâng niềm hạnh phúc”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.