Dưới chân núi Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xe lăn bánh trườn theo con đường đèo dốc ngoằn ngoèo trong buổi sáng sương mù giăng lối. 

Qua ô cửa kính, mặt trời dần ló rạng, mây mù dần tan, núi rừng trùng điệp, làng mạc dần hiện ra. Hắn áp sát mặt vào cửa kính. Và tuyệt vời làm sao khi nhìn từ trên cung đường cao xuống, trước mắt hắn là những ô, những thửa ruộng bậc thang không đồng nhất giống như những hộp hình sống động xếp san sát vào nhau gửi gắm bao điều muốn nói.

Như muốn tận hưởng lâu hơn khoảnh khắc đẹp tuyệt diệu ấy, hắn tìm đường về làng, tìm đường về với những thửa ruộng bậc thang tạo nên những cung bậc mềm mại đẹp như bức tranh sắc màu, sống động.

Mà lạ chưa, với hắn, lần nào về những ngôi làng xa đều gợi nhiều xúc động. Cảm phục có, bùi ngùi có, như đan xen, trộn lẫn vào nhau mà dâng tràn cảm xúc. Là cảnh sắc sơn thủy hữu tình khiến cho bất cứ ai bước chân đến đều như mê như hoặc. Là những con người chân chất, hồn hậu, dẫu còn bao khó khăn, bao thiếu thốn, nhưng luôn biết chắt chiu từng tấc đất, chắt chiu cả cái nắng, cái mưa để gửi gắm bao ước vọng.

Mà ước vọng nào xa, ước vọng bắt đầu từ những câu chuyện làm ruộng lúa bậc thang chỉ bằng đôi tay cần cù, đôi chân dẻo dai vừa như cổ xưa, huyền thoại, vừa gần gũi, đời thường khiến bao người - trong đó có hắn - say mê. Đấy, chỉ nhìn trên những khoảnh ruộng bậc thang kia, những con người cả một đời tảo tần với nắng mưa đang cần mẫn be lại bờ cho một vụ lúa mới càng thấm hiểu hơn những ước vọng bình dị mà vô cùng trân quý.

Sắc màu no ấm dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: N.P

Sắc màu no ấm dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: N.P

Những đôi chân lấm bùn, những bàn tay lấm bùn. Dưới ánh mặt trời đang dần lên cao, những bóng người ngả xuống trên từng khoảnh ruộng nhỏ. Mệt nhọc vậy thôi mà ai nấy đều hồ hởi lắm. Những đôi tay thoăn thoắt đắp lại bờ ruộng giữ nước, những đôi chân nhanh nhảu bước trong bùn lầy khoảnh ruộng. Những câu chuyện rỉ rả có, rộn ràng có, thỉnh thoảng còn vang những chuỗi cười giòn tan trong không gian núi rừng mênh mông.

Ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang từng lớp, từng lớp sóng trải dài theo lưng núi, hắn có cảm giác như được chiêm ngưỡng một kỳ quan được tạo ra từ đôi bàn tay dẻo dai, bằng nghị lực kiên cường của những con người chân chất, mộc mạc. Vậy là hắn cứ thế mà lặng yên, mà tần ngần như để cảm nhận lâu hơn, tận hưởng lâu hơn vẻ đẹp bền bỉ, cao cả của lao động, vẻ đẹp nên thơ của những thửa ruộng bậc thang, khiến cảnh sắc vùng núi rừng Ngọc Linh thêm sống động, ngọt ngào và lãng mạn.

Chẳng mấy chốc nữa, trên những thửa ruộng một màu nâu nâu thẫm như nghiêng nghiêng theo triền dốc của núi non này sẽ nhấp nhô những triền lúa non xanh mướt mát. Không mênh mang, tráng lệ như ruộng bậc thang núi rừng Tây Bắc, ruộng bậc thang dưới chân núi Ngọc Linh hẹp hơn nhưng lúc nào cũng vậy, dù khi đắp đất be bờ, khi nước đổ về, dù khi lúa xanh non mơn mởn hay khi trải thảm vàng no ấm đều có một vẻ đẹp rất riêng, một vẻ đẹp an yên, thấm đẫm hương núi, hương rừng Ngọc Linh đằm thắm.

Ruộng bậc thang ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ảnh: NP

Ruộng bậc thang ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ảnh: NP

Nghe già làng kể chuyện ngày xửa, ngày xưa, đời cha, đời ông trước, đời con, đời cháu sau, hết năm này sang năm khác cùng nhau đắp đất be bờ, cùng nhau cuốc xới, cấy gặt mà hắn cảm phục. Chẳng trâu bò, cũng chẳng máy móc, bao thế hệ người Xơ Đăng nơi đây bằng bàn tay, bằng sức người đã cải tạo, đắp bờ, giữ nước, gieo trồng đủ thóc lúa nuôi dưỡng ước mơ bao thế hệ. Già tự hào mà nói với hắn rằng, đó là kho báu của núi rừng, là hiện thân của triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên, là biểu tượng ấm no, sum vầy, là tiếng cười rộn vui từ gia đình yên ấm.

Vào mùa này, khi núi rừng đón những cơn mưa dầm dề trải đều lên từng thớ đất, ngọn cỏ, bên những ngôi làng xa dưới núi Ngọc Linh, những bóng người mải miết ngả xuống trên những thửa ruộng bậc thang. Hết đắp đất be bờ, đến xả nước từ các khe suối vào ruộng, đến cấy cày, chăm chút. Lặng yên ngắm nhìn, hắn cảm giác như đang được đất trời, đang được con người cần cù nơi đây thết đãi những cảm xúc vô vàn thân thương để hắn biết trân quý những vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong cuộc đời. Bất giác, hắn ngân nga câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” và thấy yêu vô cùng những thửa ruộng bậc thang với những hình dạng không đồng nhất xếp san sát bên nhau và uốn lượn giữa mênh mang núi rừng Ngọc Linh ấy.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null