Được học và bình đẳng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước khai giảng năm học mới, nhiều trường tiểu học ở TP.HCM đang gấp rút lên danh sách học sinh F0, F1, rồi sau đó, thu thập thông tin học sinh có mặt ở thành phố, đủ phương tiện máy móc kết nối, em nào đang “trốn dịch” mắc kẹt ở các vùng quê, không thể tiếp cận thiết bị công nghệ để tham gia lớp học trực tuyến.

Những thăm dò, thống kê đó rất cần thiết để nhà trường lên một khung chương trình, phương pháp giáo dục hợp lý; đảm bảo quá trình dạy học được liền lạc và chất lượng.

Đặt mình vào phụ huynh có con nhỏ ở tuổi đi học ở vùng tâm dịch, sẽ thấy lo lắng trăm bề. Lo lắng giữ con đủ cái ăn, khỏe mạnh thể chất lẫn tinh thần trong đại dịch chưa xong, lại phải lo chuyện học hành trường lớp không biết sẽ xáo trộn ra sao. Việc học trực tuyến, nghe thì giản đơn, nhưng không phải phụ huynh nào cũng đủ điều kiện sắm sửa máy móc và đủ khả năng để theo dõi bài học để hỗ trợ việc học cho con hằng ngày.

Ngày thường, chúng ta nói với nhau về văn hóa giáo dục trong thế giới hiện đại là đào luyện con người với năng lực thích nghi cao trước mọi hoàn cảnh, bởi một thế giới biến động và bất định. Nhưng trong đại dịch, thực tế khắc nghiệt đã vượt xa ngoài mọi phỏng đoán và hình dung. Làm sao linh hoạt để duy trì được một được một không gian giáo dục có tính liên tục, đảm bảo chất lượng dạy và học là bài toán đầy thách thức với nhà trường và cả xã hội.

Hãy hình dung một đứa trẻ ở tuổi cậu bé thơ ngây trong bài văn Tôi đi học của Thanh Tịnh bước vào buổi tựu trường online thì dấu ấn, tương quan trường lớp, thầy bạn sẽ ra sao? Các cô cậu bé 6 tuổi sẽ tiếp nhận những bài học đầu tiên trong đời trước một màn hình máy tính như thế nào? Các nhà quản lý giáo dục, nhà trường hẳn biết hết. Nhưng trong một tình cảnh mà chúng ta không cách nào khác, phải lựa chọn sự an toàn.

Nhìn rộng hơn, cần một thiết kế kịp thời và uyển chuyển tạo ra không gian giáo dục bình đẳng. Điều này đòi hỏi hệ thống chính quyền bên cạnh triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, lo cho người nghèo không bị bỏ lại phía sau, lo cầm cự kinh tế và đảm bảo an ninh, nhưng cũng đừng quên chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em sinh trưởng trong các nhóm xã hội yếu thế có cơ hội được học trong bối cảnh rất nhiều người phải xê dịch, lâm vào khó khăn vì dịch bệnh ảnh hưởng hưởng đến kinh tế, kéo theo con em họ mất điều kiện tiếp cận trường học.

Gần đây tại TP.HCM, ngành giáo dục đã có những nỗ lực trong chính sách, cho thấy trách nhiệm và sự chia sẻ của ngành với những khó khăn của phụ huynh như: Sở GD-ĐT đã đề nghị hệ thống trường dân lập, tư thục giữ ổn định mức học phí cho năm học mới; tạm không thu học phí học kỳ 1, miễn học phí học kỳ 1 cho học sinh từ mầm non đến phổ thông. Nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố cũng dừng tăng học phí để hỗ trợ nhiều sinh viên khó khăn có thể tiếp tục theo đuổi việc học.

Tất cả những nỗ lực đó chắc hẳn hướng đến mục tiêu quan trọng nhất: việc học được tiếp tục, bình đẳng, liền lạc và hiệu quả trong một hoàn cảnh đầy khó khăn và thử thách. Giải bài toán “được học và bình đẳng” trong giáo dục là để không mất nhịp trong phát triển xã hội hậu đại dịch.

Theo NGUYỄN AN NAM (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.