Đừng thái quá thành ngăn sông cấm chợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi gia đình, thôn, bản, làng, xóm là một pháo đài - Lời của Thủ tướng. Nhưng pháo đài ở đây là bất khả xâm phạm trong chống dịch chứ không phải là ngăn sông cấm chợ, là phong toả, không phải là sự thái quá trong thực hiện cách ly xã hội.

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu phải cách ly xã hội, phải phong toả những thành phố và cũng là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam?

Câu hỏi nhức nhối và cần thiết này xuất hiện ngay từ sau khi xuất hiện những ca dương tính COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên ở Đà Nẵng.

TS Nguyễn Đức Thành, cựu Viện trưởng VEPR cho rằng, nếu phải phong toả thì “GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đi ngang (đã) là là một thành công lớn”.

Hoạt động tiêu dùng, du lịch mà ông Thành gọi là “phục thù” sau đợt dịch đầu tiên cùng với các chính sách kích cầu nội địa từng khiến giới chuyên gia kỳ vọng GDP có thể hồi phục trong quý III. Tuy nhiên, với việc dịch bùng phát, hy vọng này gần như biến mất.

Xuất khẩu, một trong những động lực tăng trưởng khác vẫn đang ảnh hưởng nặng nề.

Thậm chí, trong kịch bản xấu nhất mà Bộ LĐTBXH tính toán, số lao động mất việc có thể tăng khoảng 60.000 - 70.000 người mỗi tháng. Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người - khẳng định của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh..

Việc làm, liên quan đến thu nhập, thuộc phạm trù nguồn sống, là một hình thức khác của sức dân - đã suy giảm đáng kể sau đợt dịch đầu tiên.

Phải dự trù những kịch bản xấu, phải công khai những con số không ai mong muốn đó, là để thấy sự tác động cực kỳ khủng khiếp của dịch bệnh và cũng để có sự cân nhắc cần thiết mỗi khi phải đưa ra một quyết định ngõ hầu gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong cuộc họp Chính phủ hôm qua 3.8, Thủ tướng tiếp tục kiên trì với việc phải giữ mục tiêu kép: Vừa chống dịch, vừa không để đứt gãy nền kinh tế.

Dịch đến đâu thì truy vết, bao vây, cách ly dập dịch đến đó nhưng không vì lo sợ, hoang mang mà thái quá, mà buộc cách ly xã hội khi chưa thực sự cần thiết.

Lại càng không thể vì lý do dịch bệnh để chặn đường, cản dân, để ngăn sông cấm chợ khiến tạo ra sự bế tắc trong lưu thông, làm đình trệ nền kinh tế.

Mục tiêu kép bao giờ cũng khó. Điều đó đòi hỏi trong mỗi quyết định chống dịch được đưa ra, người đứng đầu địa phương cần tính toán đến hậu quả đối với kinh tế, cần lượng hoá được mức độ ảnh hưởng, nhất là đối với thu nhập, việc làm và sức chịu đựng của dân.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-thai-qua-thanh-ngan-song-cam-cho-824880.ldo
 

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.