Đừng để thế giới xem đại học Việt Nam là "cấp 3 rưỡi"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021). Việt Nam có 3 “gương mặt mới” xuất hiện trong bảng xếp hạng này, đó là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
 

Hoạt động dịp Tết Canh Tý của sinh viên Đại học Công đoàn. Ảnh: Đ.H.C.Đ
Hoạt động dịp Tết Canh Tý của sinh viên Đại học Công đoàn. Ảnh: Đ.H.C.Đ


8 cơ sở giáo dục đại học khác được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được Tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á là ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ.

Được lọt vào bảng này rất quan trọng, tăng uy tín, thương hiệu cho giáo dục đại học Việt Nam, bởi vì QS là bảng xếp hạng đại học danh tiếng, tập hợp ý kiến của hơn 70.000 chuyên gia giáo dục đại học và là cuộc khảo sát học thuật lớn nhất thế giới về quy mô và phạm vi.

Gần đây, có thêm nhiều trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng thuộc “top” cao của các tổ chức xếp hạng đại học có uy tín. Điều này chứng minh, giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, ngày càng bắt kịp với trình độ của các quốc gia tiên tiến.

Chỉ có tranh tài trong cuộc đua quốc tế mới biết mình là ai, chỉ ngồi nhà vuốt ve thành tích sau lũy tre làng thì không tiến bộ được.

Và khi nói đến hội nhập quốc tế, thì lĩnh vực đầu tiên phải hội nhập chính là giáo dục đại học. Học thuật là thước đo về đẳng cấp quốc tế của một quốc gia.

Nói đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0 thì không tách rời khỏi đào tạo đại học. Cách mạng khoa học sao được khi trình độ đại học của chúng ta so với thế giới chỉ là... “cấp 3 rưỡi” (cấp THPT nối dài)! Hội nhập quốc tế thì phải nói chung “ngôn ngữ” của các nước có đẳng cấp công nghệ cao, nếu chúng ta không có khả năng “đọc hiểu” và “giao tiếp” được với thế giới về công nghệ thì Việt Nam mãi mãi chỉ là cái chợ cho thiên hạ bán hàng, khu công nghiệp của Việt Nam chỉ là công xưởng gia công.

Khi Việt Nam có nhiều trường đại học đẳng cấp thế giới, thì sẽ hạn chế sinh viên Việt Nam du học. Đến bây giờ, người Việt Nam phải bỏ tiền sang Thái Lan, Malaysia, Singapore để học đại học thì đúng là rất đau. Cho nên phải thay đổi, từng trường thay đổi, ai có sức hãy bay nhanh, bay xa, không thể kéo nhau tụt hậu.

Phải nghĩ khác để hành động khác, đó là sinh viên Việt Nam không phải sang các nước ngang tầm mình để du học, mà Việt Nam là địa chỉ cho nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn để học đại học.

 

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-de-the-gioi-xem-dai-hoc-viet-nam-la-cap-3-ruoi-857927.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.