Đừng để nhờn luật!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) khởi tố vụ án đốt pháo tại đám cưới ở xã Phù Lỗ hôm 2-3 được dư luận đồng tình.

 

Đốt pháo bị cấm từ năm 1994 bằng Quyết định 406/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoạt động sản xuất, vận chuyển pháo cũng bị cấm đồng thời. 26 năm qua, quy định này được chấp hành khá nghiêm. Nhưng dịp Tết nguyên đán Canh Tý vừa rồi, tiếng pháo lại rộ lên dày đặc ở nhiều nơi và hầu như không có trường hợp nào bị phạt.

Đốt lén được, đốt công khai cũng chẳng bị gì nên dần dà người ta công khai đốt pháo. Pháo nhỏ, cháy nhanh không đủ "phê", người ta chơi pháo tràng, nổ mấy chục phút, như mâm pháo tại đám cưới ở Sóc Sơn. Thái độ coi thường pháp luật đó phải bị nghiêm trị.

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, người trực tiếp đốt pháo không đúng quy định bị phạt tiền với mức 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, người đốt pháo số lượng lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. Vụ đốt pháo ở Sóc Sơn vừa rồi bị khởi tố để điều tra hành vi "Gây rối trật tự công cộng", tức là mức độ vi phạm nặng hơn và sắp tới đây, khung hình phạt sẽ nghiêm minh hơn.

Sự quyết liệt của các cơ quan chức năng địa phương như vậy là rất cần thiết. Từ trước tới nay, người ta "rỉ rả" đốt pháo là do nhờn luật. Việc Công an huyện Sóc Sơn mạnh tay với vụ đốt pháo ở xã Phù Lỗ chắc chắn sẽ làm chùn tay những ai manh nha ý định tiếp tục chơi pháo trái phép.

Từ trường hợp này, nhìn rộng ra sẽ thấy tình trạng nhờn luật là khá phổ biến. Ví dụ hành vi hút thuốc lá nơi công cộng, theo Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá là bị cấm, ai vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính nhưng thực tế thì không cấm được; bến tàu - xe, công viên, khuôn viên bệnh viện... vẫn ngập khói thuốc, chẳng thấy ai phạt/bị phạt. Hành vi xả rác nơi công cộng cũng vậy. Hay như chuyện nuôi chó trong chung cư. Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định chủ nuôi chó khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt, song rất ít người biết đến và tuân thủ quy định này, dẫn tới tình trạng ở các chung cư, khu dân cư... thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột vì nuôi chó. Dễ thấy nhất là chuyện người đi bộ sai quy định, luật hình sự đã có điều khoản chế tài từ lâu nhưng phần đông người dân chẳng mấy quan tâm, do đó phạm luật rất nhiều.

Hiệu lực pháp luật yếu thường bởi 3 lý do: xa rời thực tế và ít khả thi, ý thức chấp pháp kém, việc thực thi không tới nơi tới chốn. Luật chưa sát thực tiễn thì có thể sửa, còn ý thức người dân sẽ được nâng lên nếu các cơ quan hay lực lượng thi hành luật thực hiện thật nghiêm. Do đó, khâu thi hành luật là quan trọng nhất. Nên nhìn vào hiệu quả tức thời của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt nồng độ cồn để xem đó là bài học về chống nhờn luật.

 

Theo CÁT TƯỜNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.