Đừng để nhân tai nối tiếp thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau đợt mưa liên tục những ngày qua, nhiều đô thị ở miền Trung như Đà Nẵng, Huế… bị ngập nặng.

Nỗi lo này chưa dứt khi dự báo vài ngày tới tiếp tục mưa lớn thì một tin cảnh báo rất nguy hiểm ập đến: nhiều hồ đập ở khu vực này đã xuống cấp và chưa được kiểm định an toàn.

Khu vực miền Trung là nơi xây dựng nhiều hồ, đập nhất nước. Chủ yếu là hồ thủy lợi và kiêm luôn nhiệm vụ điều tiết lũ. Chỉ riêng ở Thừa Thiên - Huế có hàng trăm hồ, đập và hồ lớn nhất có dung tích hơn 100 triệu m3. Quảng Trị có đến 125 hồ chứa, trong đó có 4 công trình hồ xung yếu là hồ Nghĩa Hy, Phú Dụng, Khe Mương và Tân Xuyên. Trong mùa mưa bão dồn dập này không ai biết điều gì có thể xảy ra.

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng, khu vực miền Trung mỗi năm phải hứng chịu khoảng 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Hiện nay khu vực này chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, bão và thường kéo dài đến đầu năm sau. Mùa này người miền Trung gọi là mùa lụt, có nghĩa liên tục bị ngập nước, mùa màng dễ thất bát, cuộc sống xáo trộn, thiệt hại lớn về tài sản. Chỉ cần hệ thống hồ, đập xảy ra thêm sự cố thì nỗi đau càng thêm tang thương. Đây là nỗi ám ảnh lớn nhất và thường trực của người dân ở vùng đất chịu nhiều thiên tai này.

Phần lớn hồ đập được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước, thậm chí đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và chỉ được gia cố lại. Nhiều hồ khác không được sửa chữa đã hơn chục năm qua nên bị sạt lở, xói mòn, luôn có nguy cơ hư hỏng khi mùa mưa đến. Không nói đâu xa, vào tháng 7-2020, khi những cơn mưa đầu mùa vừa ập đến thì đập thủy lợi Hát Bầu (Duy Xuyên, Quảng Nam) có sức chứa hơn 800.000 m3 bị vỡ, cuốn phăng nhà cửa, hoa màu ở hạ nguồn. Những nguy cơ như thế luôn chực chờ...

Cũng tại khu vực từ Thanh Hóa trở vào đến Phú Yên, có đến 13 thủy điện lớn trên 100 KW và hàng trăm thủy điện vừa và nhỏ. Các thủy điện này án ngữ ở thượng nguồn và khi mùa mưa bão đến, để giữ an toàn đập thì hồ thủy điện sẽ xả nước xuống hạ du. Nhiều thủy điện nhỏ không có chức năng cắt lũ, điều tiết nước. Đây là nguyên do người dân luôn được cảnh báo di dời khi thủy điện xả lũ. Mà giữa mùa lụt thì biết đi đâu?! Lợi ích của thủy điện là không có gì để bàn cãi. Nhưng lợi ích lớn nhất thuộc về ai và lợi ích này có xung đột với dân sinh hay không là vấn đề mà các cơ quan chức năng phải rạch ròi và không thể nhượng bộ.

Vấn đề an toàn hồ, đập là rất cấp thiết, đặc biệt trong mùa mưa bão, bởi nó trực tiếp uy hiếp đến sự an toàn của tài sản và cả tính mạng của người dân. Năm nào cũng cảnh báo, năm nào cũng yêu cầu kiểm tra và năm nào cũng có địa phương than phiền thiếu kinh phí kiểm định, sửa chữa hồ đập. Lý do khiên cưỡng này không thể tiếp tục kéo dài sang những năm tiếp theo. Kinh phí của địa phương, kinh phí của cả ngành kinh tế nông nghiệp không quá eo hẹp đến độ có thể bỏ mặc sự an nguy của người dân.

Thiên tai có thể chấp nhận, nhưng nhân tai thì phải truy rõ trách nhiệm và không cho phép tái diễn.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.