Đừng để có lỗi với dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại hội nghị tổng kết thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã nói rằng sẽ là lỗi lớn, là khuyết điểm nếu để nguồn vốn vay chậm tới tay người nghèo.

Ông Nên nhấn mạnh, cần có giải pháp để nguồn vốn vay nhanh chóng đến tay người nghèo; không để họ phải chạy vạy ở ngoài, đi vay nóng, bị mất đi cơ hội cải thiện thu nhập, đời sống.


 

Người nghèo cần vốn để có cơ hội cải thiện cuộc sống. Ảnh: Xuân Khánh
Người nghèo cần vốn để có cơ hội cải thiện cuộc sống. Ảnh: Xuân Khánh


Vấn đề mà ông Nên nói xuất phát từ thực trạng hai năm qua (năm 2021 và 2022), TP.HCM vẫn chưa bố trí được nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo (trước đây gọi là Quỹ xóa đói giảm nghèo) và giải quyết việc làm. Đây là 2 chương trình tín dụng ưu đãi chủ lực để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững của TP.

Lý do mà UBND TP.HCM nêu ra là vì còn các ý kiến khác nhau trong công tác tham mưu nguồn vốn giữa Sở KH-ĐT và Sở Tài chính nên UBND TP.HCM chưa trình HĐND TP.HCM bố trí nguồn vốn. Nay UBND TP.HCM kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép trình HĐND TP.HCM thông qua, bố trí nguồn vốn ngân sách hơn 5.326 tỉ đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Việc chậm phân bổ nguồn vốn vay đã được đề cập trong nhiều cuộc làm việc của HĐND TP.HCM 2 năm qua và Thanh Niên cũng đã có nhiều bài phản ánh.

Gần đây nhất, tháng 6.2022, người viết tham dự buổi giám sát đối với UBND TP.HCM về công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM Cao Thanh Bình chia sẻ với PV rằng ông thấy bức xúc khi hiện nay rất nhiều hồ sơ của hộ nghèo, hộ cận nghèo chất chồng, không được giải quyết vì TP chưa bố trí nguồn vốn. Trong khi đó, hầu hết các tỉnh thành cả nước đều thực hiện được.

Trước thực trạng bẫy tín dụng đen đang bủa vây và gây ra biết bao nhiêu hệ lụy tới đời sống của người dân lao động nghèo, các cơ quan chức năng không thể giậm chân tại chỗ, phải bằng cách nào đó ngồi lại tìm hướng khơi thông nguồn vốn vay và hướng đến đơn giản hóa các quy trình, thủ tục cho người dân…

Theo Lê Trọng (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.