Đừng biến xét nghiệm âm tính thành một thứ "giấy phép con" thời COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 chỉ có thể chứng nhận một người có hoặc không nhiễm virus tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Nó không có giá trị lâu dài, cũng không đảm bảo người này không bị nhiễm trong tương lai.

 

Nhiều địa phương quy định bắt buộc người từ vùng dịch đến phải có giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều địa phương quy định bắt buộc người từ vùng dịch đến phải có giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hải Nguyễn


Ý kiến của PGS Trần Đắc Phu được dư luận ủng hộ, vì rất có sức thuyết phục, có cơ sở khoa học.

Trên thực tế, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, riêng TPHCM đã cho xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để sàng lọc, âm tính mới cho đi thi, nhưng vẫn có trường hợp dương tính sau đó.

Thế nhưng, nhiều địa phương vẫn quy định bắt buộc người từ vùng dịch đến, phải có giấy xét nghiệm âm tính.

Từ 8.7, Hải Phòng chỉ cho phép những người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 ngày mới được vào thành phố.

Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu đều có quy định xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khi vào địa phương, thời gian giấy xét nghiệm có hiệu lực không quá 5 -7 ngày.

Một số khu công nghiệp ở thành phố Thủ Đức, Bình Dương cũng quy định về xét nghiệm âm tính, nên nhiều công nhân không đi làm được.

Không chỉ doanh nghiệp mà dư luận lên tiếng phản đối và cho rằng xét nghiệm âm tính là một loại "giấy phép con", gây khó khăn và tốn kém cho người dân trong lúc khó khăn này.

Thêm một quy định khác vênh giữa Bộ Y tế và các địa phương.

Ngày 7.7, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc hướng dẫn các địa phương, yêu cầu người đến từ thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 7 ngày tiếp theo, đồng thời phải thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 3 và ngày thứ 6 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Trong lúc, Hải Phòng quy định từ 12h00 ngày 7.7 áp dụng cách ly tập trung 21 ngày đối với tất cả những người về Hải Phòng từ thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương khác cũng quy định người đến từ TPHCM phải cách ly tập trung 21 ngày.

Như vậy, Bộ Y tế đưa ra quy định lấy mẫu xét nghiệm 3 lần trong thời gian cách ly thì rõ ràng việc bắt buộc có "giấy phép con" âm tính mới cho vào địa phương là thừa.

Chưa kể, Thừa Thiên - Huế quy định, kể từ 14h ngày 7.7, thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân đã đi qua/đến từ các huyện/thị xã/thành phố của Quảng Ngãi khi vào tỉnh.

Cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp về quy định xét nghiệm nhanh được áp dụng như thế nào, thời gian cách ly là bao lâu, tập trung hay ở nhà để thống nhất các biện pháp phòng dịch trong cả nước, không phải mỗi nơi làm một kiểu.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-bien-xet-nghiem-am-tinh-thanh-mot-thu-giay-phep-con-thoi-covid-19-928274.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).