Đức Cơ: Mở rộng mô hình học tập bán trú

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phụ huynh có con ở độ tuổi Tiểu học có nhu cầu gửi con học bán trú ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều kiện để hình thành mô hình học tập này thì chỉ một vài địa phương đáp ứng được, trong đó có Đức Cơ (Gia Lai).
 Nhà ăn cho học sinh bán trú được Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xây dựng bài bản. Ảnh: N.G
Nhà ăn cho học sinh bán trú được Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xây dựng bài bản. Ảnh: N.G
Mô hình bán trú là một trong những mô hình xã hội hóa giáo dục đang được khuyến khích phát triển. Phụ huynh đóng góp 100% kinh phí phục vụ việc ăn ngủ, sinh hoạt cho con em, còn Nhà nước hỗ trợ về cơ sở vật chất. Từ khi Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (thị trấn Chư Ty) mở ra mô hình học tập bán trú cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, anh Trương Thanh Lợi (giáo viên Trường THCS Dân tộc Nội trú Đức Cơ) không còn phải lo lắng nhiều về việc học của các con. Anh Lợi cho biết: “Cháu được ở lại trường buổi trưa sẽ được ăn, ngủ đúng giờ với thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Không những thế, việc học 2 buổi/ngày mang lại nhiều lợi ích, sáng học kiến thức mới, chiều được thầy cô ôn tập lại giúp các cháu nắm vững kiến thức. Buổi tối các cháu có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng bố mẹ”.
Ông Nguyễn Văn Đông-Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo: “Trong khi nhiều huyện, thị xã không thể đáp ứng nhu cầu học bán trú vì gặp phải rào cản cơ sở vật chất thì Đức Cơ lại duy trì, mở rộng được mô hình này từ nhiều năm qua. Chúng tôi đánh giá cao sự đầu tư về cơ sở vật chất của địa phương, sự quyết tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, sự nỗ lực của các trường để học sinh được hưởng lợi từ mô hình học tập này”.

Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất nên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi chỉ mở được 3 lớp bán trú với 106 học sinh. Cô Bùi Thị Long-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Nhu cầu của phụ huynh ngày càng tăng qua từng năm nhưng chúng tôi chỉ nhận đúng số lượng cho phép và ưu tiên những hồ sơ nộp sớm. Chúng tôi cũng đã tiến hành so sánh với các học sinh khác và thấy rõ chất lượng học tập của học sinh bán trú có cao hơn”. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã có kế hoạch mở rộng mô hình bán trú trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn mức độ II, giai đoạn 2016-2020.
Là đơn vị đi đầu trong việc tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh Tiểu học từ năm học 2008-2009, đến nay Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thị trấn Chư Ty) đã đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt tại trường cho 252/882 em. Thầy Nguyễn Ngọc Thành-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Sau 10 năm tổ chức bán trú cho học sinh, trường chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng của phụ huynh thông qua chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh. Vì thế, nhu cầu của phụ huynh ngày càng tăng. Hiện nhà trường cũng đã có kế hoạch mở rộng mô hình để thu nhận nhiều học sinh hơn”.
Không chỉ phát triển mô hình bán trú ở thị trấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Cơ còn chú trọng mở ra mô hình này tại các xã. Ông Nguyễn Xuân Trường-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo-cho biết: “Đây là mô hình học tập hiệu quả nên lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo sát sao để mở rộng. Hiện, Trường Tiểu học Trần Phú xã Ia Dom cũng đã mở được 3 lớp bán trú cho 107 học sinh. Chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo trường Tiểu học tại các xã khảo sát nhu cầu của phụ huynh và lập kế hoạch mở lớp bán trú trong những năm học tới, hướng đến mục tiêu xã nào cũng có trường Tiểu học bán trú, đáp ứng nhu cầu của người dân”.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.