Đức Cơ: Kiên quyết xóa bỏ chợ tự phát ven quốc lộ 19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 1 năm nay, dọc hai bên quốc lộ 19, đoạn chạy qua thôn Chư Bồ 2 (xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) hình thành một chợ tự phát với hàng chục tiểu thương tập trung bày bán hàng hóa. Việc buôn bán của các tiểu thương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông trên đoạn đường này.
Khoảng 6 giờ sáng, cảnh bán buôn tấp nập bắt đầu diễn ra ngay ven quốc lộ 19, đoạn chạy qua thôn Chư Bồ 2 và kéo dài đến chiều muộn. Hơn 1 năm hoạt động, khu chợ tự phát này ngày cao điểm có tới gần 50 tiểu thương buôn bán đủ các mặt hàng từ thực phẩm đến quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình. Người dân ở đây cho biết, ban đầu, chợ tự phát chỉ có một vài người bán rau quả, thịt, trứng do nhà làm được. Dần dần, tiểu thương ở các xã Ia Dom, thị trấn Chư Ty thấy làm ăn được nên kéo đến buôn bán ngày càng đông. Họ dựng lán, sạp hàng và phân chia vị trí cố định trên diện tích khoảng 200 m2 ngay sát quốc lộ. Một vài gia đình đối diện chợ tự phát cũng mở tiệm tạp hóa, bày sạp bán thịt heo, thịt bò. Chợ tự phát mọc lên sát quốc lộ và đối diện với con đường dẫn vào xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ), nơi mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện lớn nhỏ, trong đó có nhiều xe tải trọng nặng thường xuyên đi lại nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
 Chợ tự phát bên cạnh quốc lộ 19. Ảnh: P.L
Chợ tự phát bên cạnh quốc lộ 19. Ảnh: P.L
Ông Ksor Kre-Chủ tịch UBND xã Ia Kla-cho biết: “Vì Ia Kla khá gần với thị trấn Chư Ty, giao thông đi lại thuận tiện nên trên địa bàn xã không quy hoạch chợ. Khu vực họp chợ tự phát này hình thành xuất phát từ nhu cầu mua sắm thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày của bà con ở các thôn sống dọc quốc lộ 19. Tuy chưa ghi nhận trường hợp tai nạn giao thông nào xảy ra tại vị trí họp chợ nhưng nếu cứ để tiếp diễn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông. Vì thế, chúng tôi cũng đã có biện pháp xóa bỏ khu chợ tự phát ấy”.
Theo ông Kre, xã Ia Kla đã thành lập đoàn công tác đến tuyên truyền, vận động người dân tự giác tháo dỡ lán, sạp hàng cố định và không buôn bán ở ven đường nữa. Thế nhưng, chợ tự phát vẫn tồn tại. Ngày 10-1, sau nhiều lần thông báo, UBND xã cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành san ủi, tháo dỡ các lán trại, sạp hàng, móc rãnh phân cách nhằm ngăn các tiểu thương tiếp tục buôn bán ở đây. “Sau khi tháo dỡ, san ủi, chúng tôi sẽ bố trí lực lượng túc trực để đảm bảo chợ không tái diễn hoạt động, đảm bảo an toàn giao thông trên đoạn đường này. Đồng thời, xã sẽ khuyến khích các tiểu thương đăng ký vào các khu chợ lân cận để duy trì việc buôn bán”-ông Kre cho hay.
Trước khi có khu chợ tự phát, người dân ở các thôn dọc quốc lộ 19 thuộc xã Ia Kla vẫn thường mua bán tại chợ xã Ia Dom, cách khu chợ tự phát khoảng 3 km. Chợ xã Ia Dom hiện thuộc sự quản lý của Hợp tác xã Nông-Lâm-Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Ia Dom. Chợ đã được đầu tư khá bài bản với hệ thống điện, nước được kéo đến từng gian hàng, ki ốt; hệ thống phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. Giá thuê ki ốt, gian hàng từ 120.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng tùy theo vị trí, diện tích. Ông Trang Quốc Hùng-Giám đốc Hợp tác xã Nông-Lâm-Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Ia Dom-cho hay: “Hiện tại, chợ xã Ia Dom có 86 gian hàng, ki ốt đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho tiểu thương vào kinh doanh. Chợ vẫn còn gần 30 gian hàng nữa chưa có người bán. Vì vậy, nếu các tiểu thương ở khu chợ tự phát muốn vào chợ Ia Dom buôn bán, chúng tôi khuyến khích và có chính sách hỗ trợ. Việc đưa các tiểu thương vào chợ xã Ia Dom buôn bán cũng giúp quản lý được an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả”.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.