Đưa đồng bào về gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua lực lượng quân đội vẫn đang ngày đêm canh thức, tiễn đưa những người xấu số mất trong đại dịch Covid-19 về với gia đình của họ.

Tro cốt người mất vì Covid-19 được quân đội lo hương khói trước khi bàn giao Ban Chỉ huy các quận, huyện trao cho gia đình. Ảnh: Ngọc Dương
Tro cốt người mất vì Covid-19 được quân đội lo hương khói trước khi bàn giao Ban Chỉ huy các quận, huyện trao cho gia đình. Ảnh: Ngọc Dương
Trước đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết TP lo toàn bộ chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do Covid-19. Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, đưa tro cốt người mất do Covid-19 về đến từng gia đình một cách chu toàn nhất.
Nhà tang lễ TP (Q.Bình Tân) hiện đang là nơi tiếp nhận tro cốt của những người mất do Covid-19 trước khi bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện để trao tận tay các gia đình.
Tại đây, một bàn thờ cũng được Bộ Tư lệnh TP.HCM lập để lo hương khói cho đồng bào yên lòng an nghỉ. Trên bàn được đánh dấu tên các quận, huyện, là những hộp tro cốt của người dân mất vì Covid-19 được để trong hộp carton cẩn thận chờ các địa phương đến nhận và bàn giao cho gia đình. Những gia đình chưa có điều kiện nhận ngay, các chiến sĩ bộ đội sẽ chăm lo hương khói mỗi ngày.

Và trên hành trình đưa đồng bào về với gia đình, những người lính luôn nâng niu từng phần xương thịt của đồng bào trong những buổi bàn giao nhanh gọn nhưng đầy nghiêm trang, nghĩa tình.

Từng hũ cốt của đồng bào mất vì Covid-19 được các chiến sĩ bộ đội Bộ Tư lệnh TP.HCM nâng niu từ Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa về Nhà tang lễ TP
Từng hũ cốt của đồng bào mất vì Covid-19 được các chiến sĩ bộ đội Bộ Tư lệnh TP.HCM nâng niu từ Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa về Nhà tang lễ TP

Chuyến xe chở tro cốt những người không may mất vì Covid-19 về nhà
Chuyến xe chở tro cốt những người không may mất vì Covid-19 về nhà

Tro cốt của người mất được đặt lên khay nghiêm trang để trao cho thân nhân
Tro cốt của người mất được đặt lên khay nghiêm trang để trao cho thân nhân

Ban Chỉ huy quân sự Q.7 mang tro cốt một người mất về với thân nhân
Ban Chỉ huy quân sự Q.7 mang tro cốt một người mất về với thân nhân

Con gái bà T.T.L (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) chắp tay vái lạy đón tro cốt mẹ từ xa khi các cán bộ phường đưa di cốt bà L. về nhà
Con gái bà T.T.L (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) chắp tay vái lạy đón tro cốt mẹ từ xa khi các cán bộ phường đưa di cốt bà L. về nhà

Ông Nguyễn Anh T. (64 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) nghẹn ngào khi nhận tro cốt của người chị gái mất vì Covid-19
Ông Nguyễn Anh T. (64 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) nghẹn ngào khi nhận tro cốt của người chị gái mất vì Covid-19
Theo Ngọc Dương-Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.