Đưa Buôn Ma Thuột trở thành "thành phố cà phê của thế giới": Có cơ sở để hiện thực hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Đắk Lắk đang kỳ vọng phát triển, đưa đô thị Buôn Ma Thuột trở thành “thành phố cà phê của thế giới” trong tương lai. Đây là mục tiêu lớn, cần có lộ trình triển khai một cách khoa học, bài bản và thành phố phải mang bản sắc, dấu ấn riêng không lẫn với bất kỳ đô thị lớn nào trên thế giới. 

Một góc TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - nơi trong tương lai sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung
Một góc TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - nơi trong tương lai sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung
Có cơ sở thực hiện
Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định phát triển địa phương này trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí địa lý trung tâm vùng, tam giác Lào - Việt Nam - Campuchia.
Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng Đề án phát triển thương hiệu TP.Buôn Ma Thuột trở thành “thành phố cà phê của thế giới”, phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia.
Ông Trần Đức Nhật - Phó Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột - nhận định: "Trong những năm qua, thành phố đã đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị, tiến hành cải tạo chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng để kiến trúc cảnh quan ngày càng khang trang, sạch đẹp. Những công trình điểm nhấn mặc dù còn ít nhưng đã mang dấu ấn về thành phố "thủ phủ" cà phê của Tây Nguyên. Chính vì vậy, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "thành phố cà phê của thế giới". Đây là kỳ vọng rất có cơ sở để thực hiện.  
Bởi lẽ, công tác lập và điều chỉnh quy hoạch đô thị đang được quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực trên địa bàn ở từng giai đoạn phát triển. Từ cơ sở đó, chúng tôi tập trung phát triển và hoàn thiện các trung tâm chuyên ngành như lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao, thương mại dịch vụ, du lịch… Thành phố xác định được các dự án đầu tư trọng điểm để kêu gọi đầu tư xã hội hóa và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) các lĩnh vực chuyên ngành, có thế mạnh sẵn có". 
Theo ông Nhật: Một trong những điểm nhấn nổi bật của "thành phố cà phê của thế giới" trong tương lai là gìn giữ bản sắc vốn có của cộng đồng các dân tộc ở địa phương nhằm tạo được sự gắn bó cộng đồng và sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách.
Buôn Ma Thuột sẽ phát triển theo hướng xanh, sinh thái, xây dựng hình tượng một đô thị đủ hấp dẫn các nhà kinh doanh đến đầu tư. Dấu ấn của hạt cà phê cần được chuyển tải vào kiến trúc, không gian cảnh quan, từng đường phố, ngõ ngách của đô thị.
Vẫn còn đó nhiều việc phải làm
Để hiện thực hóa tham vọng nói trên, cơ quan có thẩm quyền ở thành phố cần giải quyết dứt điểm những thực trạng vẫn còn đang nhức nhối hiện nay, nhất là công tác quản lý đô thị.
Ngoài ra, địa phương cần xây dựng mới những công trình phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến cà phê, du lịch, sự hấp dẫn về kiến trúc, nghệ thuật, bản sắc và môi trường cảnh quan thành phố...
Phó Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột - Trần Đức Nhật thừa nhận: "Công tác quản lý đô thị đang triển khai không theo kịp được với tốc độ phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, đặc biệt là không gian dọc các con suối. Không gian văn hóa lễ hội vùng Tây Nguyên là những yếu tố đặc trưng của thành phố chưa được quan tâm đúng mức.
Hình ảnh đô thị của các tuyến phố thiếu nét đặc trưng của đô thị cao nguyên gắn liền với văn hóa Ê - Đê. Những khu phố cũ với hiện trạng chủ yếu là dạng nhà phân lô, ô phố, hình thức kiến trúc đa dạng, thiếu bản sắc. Các buôn làng trong đô thị đang bị lấn át bởi sự phát triển và mở rộng đô thị, các công trình xây dựng mới đang bủa vây các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa cần được bảo tồn...".
Được biết, hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại của thành phố đang chỉ mới đáp ứng được kết nối nội địa trong nước. Khách du lịch quốc tế đến với Buôn Ma Thuột phải thông qua các sân bay quốc tế tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, sau đó di chuyển bằng đường bộ đến thành phố. Các tuyến đường giao thông nói chung và các tuyến phố trong đô thị nói riêng chỉ mới dừng lại ở chức năng giao thông, đối với chức năng không gian dọc các tuyến đường chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
"Chính vì vậy, việc quy hoạch và phát triển địa phương trong quá trình xây dựng thương hiệu “thành phố cà phê của thế giới” được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách để chính quyền các cấp và nhân dân thành phố cần quan tâm thực hiện.
Địa phương sẽ quy hoạch sắp xếp, chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hạ tầng, tăng tính hấp dẫn cho du lịch. Đô thị phải là nơi đáng sống, nơi quảng bá - giao thương buôn bán cà phê. Kiến trúc đô thị phải kể được câu chuyện của Tây Nguyên, đồng thời kiến tạo nên đặc điểm nhận dạng bản sắc không gian riêng. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh trải nghiệm tính thời gian trong hoạt động đô thị, cụ thể là các sự kiện đặc biệt. Các lễ hội được sáng tác riêng cho thành phố, cộng hưởng giữa thiết kế và tổ chức hoạt động" - ông Nhật cho hay.
Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, kết nối các trung tâm phát triển vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia. TP.Buôn Ma Thuột là đô thị loại I, mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa và có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước. Đây là vùng cao nguyên quy tụ 40 dân tộc với nền văn hóa đặc sắc của những lễ hội truyền thống, những bản trường ca hào hùng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo Bảo Trung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.