Đồng tiền bẩn và những cuộc đời đen tối của những người làm nghề'cẩu tặc'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Có thể nói, hầu hết những kẻ hành nghề “cẩu tặc” đều là những thanh niên không muốn lao động mà muốn nhanh có tiền; hoặc những người đã lâm vào trò chơi đỏ đen, thậm chí là những con nghiện ma túy, chỉ bắt chó trộm mới kiếm ra nhiều tiền để đáp ứng được những cuộc chơi, bất chấp hệ lụy.
Cũng có người do nghèo quá làm liều. Đã có không ít “cẩu tặc” bị người dân bức xúc đánh chết khi đang hành sự, bỏ lại vợ dại con thơ. Cũng có không ít người nhận ra mình đang làm sai nên “gác kiếm”, quay về làm ăn lương thiện xây dựng gia đình êm ấm.  
Tham tiền bỏ mạng
Tính đến nay, trên địa bàn Bình Định đã xảy ra nhiều trường hợp “cẩu tặc” đang hành sự bị người dân phát hiện bức xúc đánh đến chết, trong đó có 2 trường hợp còn in mãi trong tâm trí của người dân các địa phương nơi xảy ra vụ việc.
Đến bây giờ, chị P.T.Đ., vợ nạn nhân N.Đ.T.S ở xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn, Bình Định) vẫn chưa thể nguôi ngoai về cái chết của chồng mình. Gia đình chị rất nghèo, có căn nhà tềnh toàng nằm sâu trong hẻm núi, muốn vào nhà phải đi qua những rừng cây bạch đàn rậm rịt. Vợ chồng chị Đ. có 2 đứa con, 1 trai 1 gái, đang tuổi ăn tuổi học.
Nơi “cẩu tặc” N.C.H. bị bắn súng hơi nằm chết tại phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định)
Nơi “cẩu tặc” N.C.H. bị bắn súng hơi nằm chết tại phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định)
Trước đây, chật vật mãi với nghề làm rừng thuê nhưng kiếm được tiền ít quá. Vậy là nghe lời bạn bè, anh S. tham gia đi bắt trộm chó để nhanh có tiền. Không ngờ tham gia làm “cẩu tặc” chưa bao lâu thì S. đã bị đánh đến tử vong, bỏ lại 1 vợ 2 con nheo nhóc. Ba mẹ con chị Đ. sống trong cảnh khốn khổ đôi bề, vừa không biết xoay sở cuộc sống như thế nào khi lao động chính trong gia đình là anh S. đã tử vong, vừa bị người làng đàm tiếu về cái nghề đáng xấu hổ của người chồng, người cha.
“Rạng sáng 1 ngày cuối tháng 9/2014, tôi đang ngủ ngon giấc thì bất ngờ chuông điện thoại reo, thấy hiện lên tên chồng, nhưng khi tôi bắt máy thì nghe giọng người lạ hỏi: “Mầy phải vợ thằng S. không?”. Tôi hỏi ai đó thì giọng nói đầu dây bên kia trở nên gắt gỏng, thông báo là chồng tôi đi bắt trộm chó đang bị bắt. Trong điện thoại tôi nghe tiếng chồng tôi kêu cứu và những tiếng đánh đập uỳnh uỵch. Lập tức, tôi cùng 3 người em chồng liền ra xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, nơi được thông báo là chồng tôi đang bị bắt ở đó. Ra đến nơi tôi thấy có đến 50 người dân tay cầm cây gậy đang bao vây chồng tôi, còn chồng tôi bị bị đánh đến mềm người, sức khỏe rất yếu. Tôi và gia đình lập tức đưa chồng đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng do thương tích quá nặng nên đến 10 giờ sáng anh ấy đã chết tại bệnh viện”, chị Đ. nhớ lại.
Anh S. chết, chị Đ. ôm nỗi đau mất chồng đã đành, nhưng nỗi ray rứt không bao giờ nguôi trong lòng chị là suốt thời gian sau đó, 2 đứa con chị đi học mà không dám nhìn mặt bạn bè, vì mặc cảm có người cha đi trộm chó bị đánh chết.
Một cái chết khác cũng để lại nỗi đau lớn không kém cho người thân. Mới 23 tuổi, vừa cưới vợ được 10 ngày, anh N.C.H ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn, Bình Định) đi bắt trộm chó thì bị bắn chết bằng súng hơi trên địa bàn phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định). Đồng sự với H. là V.H.N cũng bị “ăn đạn”, đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế TX An Nhơn.
Một đêm cuối năm 2015, H. và N. trong lúc đang đi hành nghề thì gặp 1 số thanh niên ngồi trên ô tô đi dạo vùng quê để bắn cò bằng súng hơi. Nhìn thấy H. và N. ăn mặc trông như “ninja” lại mang theo những dụng cụ chuyên dụng bắt trộm chó và mèo, nhóm thanh niên kia nhấn ga ô tô đuổi theo. Trong khi rượt đuổi, nhóm thanh niên trên ô tô liên tục nã súng hơi vào H. và N. Chạy từ QL 1 rẽ lên đường Ngô Gia Tự (phường Bình Định), khi thấy có ngã ba dẫn ra phường Nhơn Hưng, N. bất ngờ ngoặc xe chạy ra con đường nhỏ để thoát thân thì H. rơi xuống đường. Khi H. được đưa đến Trung tâm Y tế TX An Nhơn thì bác sĩ xác định là nạn nhân đã chết trước đó do cơ thể đã ăn quá nhiều đạn. Cái chết của H. để lại cho người vợ trẻ nỗi đau không cùng, có chồng mới chỉ 10 ngày đã trở thành góa phụ.  
“Gác kiếm” để xây dựng gia đình êm ấm
Lúc anh V.V.L (56 tuổi) còn công tác tại Cty Nguyên liệu giấy Quy Nhơn (Bình Định), anh thường giao lưu với thanh niên trong khu vực, trong đó có 4 người chuyên bắt chó trộm
Anh V.V.L. kể chuyện với PV
Anh V.V.L. kể chuyện với PV
Thời ấy, nhìn các chiến hữu làm nghề “cẩu tặc” tiêu tiền mà anh L. “ngốp”, đến cả Việt kiều Mỹ về nước tiêu tiền cũng không hang bằng. Khi ấy, trong khu vực có 1 bàn bida, sau 1 đêm bội thu rủng rỉnh tiền bạc, các “cẩu tặc” thường tập trung nơi bàn bida vừa chơi vừa bia bọt tưng bừng. Bàn bida có 1 cô sinh viên năm nhất từ miền Bắc vào học trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là Đại học Quy Nhơn) đến làm thêm công việc bưng bê bia cho khách kiếm thêm tiền đỡ đần chi phí cho gia đình.
Cô gái xinh đẹp đến ai không muốn chơi bida cũng vào bàn đứng để… nhìn cô phục vụ, trong đó có M.Đ, 1 “cẩu tặc” thiện nghệ. Đem lòng yêu cô sinh viên, M.Đ tự nguyện xin được đỡ đần cho cô chi phí ăn học, để cô không phải làm thêm ở bàn bida mà dành trọn thời gian cho bài vở. Không biết M.Đ làm nghề gì, nhưng tiền bạc thì cô sinh viên thấy anh luôn rủng rỉnh. Gia cảnh nghèo, được “mạnh thường quân” giúp đỡ, cô sinh viên cảm động đem lòng yêu, dù M.Đ không mấy bảnh trai. Ngay từ khi được cô sinh viên đáp lại tình yêu, M.Đ đã tâm niệm rồi 1 ngày mình phải bỏ cái nghề đáng xấu hổ này.
4 năm trôi qua, những đồng tiền bẩn kiếm được hằng đêm từ cái nghề “cẩu tặc” được M.Đ dùng vào 1 việc nghĩa. Ngày cô sinh viên ra trường kiếm được chỗ dạy học, M.Đ lập tức “gác kiếm”, tổ chức mua bán nhỏ làm ăn lương thiện. Tuy kiếm không được nhiều tiền như lúc trước, nhưng đây là những đồng tiền sạch, và anh tự hào khi xây dựng được 1 gia đình hạnh phúc với nguồn thu nhập ổn định.
Không chỉ có M.Đ, trong số 4 “cẩu tặc” bạn của anh L. đã hoàn lương còn có G., 1 “tay lái lụa” mà bất kỳ “cẩu tặc” nào cũng muốn bắt cặp để hoạt động. Anh L. kể: Lúc anh còn đi thu mua gỗ nguyên liệu, L. thường nhờ G. chở xe máy long rong về các vùng quê để liên hệ với những chủ rừng mua keo, bạch đàn. Ngồi sau xe G., anh L. cứ giật thót mình mỗi khi G. lạng lách, đánh võng, bẻ cua. Khi gia nhập lực lượng “cẩu tặc”, nhờ tài chạy xe của G. mà cặp đôi của G. luôn kiếm được nhiều tiền vì đi được nhiều nơi, bắt được nhiều chó, mỗi đêm kiếm đến 3 – 4 triệu đồng mỗi người. 
Anh V.V.L. kể chuyện với PV
Anh V.V.L. kể chuyện với PV
“Khi có nhiều tiền, G. hay mời tôi nhậu. Trong những cuộc nhậu, tôi thường khuyên G. nên bỏ cái nghề phi pháp này đi để còn xây dựng gia đình. Bởi không cô gái nào chịu gắn đời với người chồng là “cẩu tặc”, tiền nhiều thật đấy, nhưng nhục cũng lắm. Nghe ra, G. bỏ nghề, bắt đầu làm ăn lương thiện. Nhân vật “đả cẩu bổng” tên K. chuyên ngồi sau xe G. cũng hoàn lương theo, giờ cả 2 đều làm ăn khấm khá lắm rồi”, anh L. nhớ lại.
Khôi Nguyên (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.