Động lực tạo thay đổi trong giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những thông tin liên quan đến đối sánh kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT giữa các địa phương có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt nỗi lo về việc chạy theo bệnh thành tích.

Tuy nhiên, trên thực tế điều này tạo nên động lực để các địa phương cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông từ đó nâng cao nguồn nhân lực lao động, nhất là khi việc đối sánh không liên quan đến việc thi đua, xếp loại.

Còn nhớ năm 2020, năm đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT các địa phương, Nghệ An lúc đó xếp thứ 38/63. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này khi đó xác định nguyên nhân là các huyện miền núi chất lượng giáo dục còn hạn chế nên cần có giải pháp để nâng cao chất lượng. Và Nghệ An đã cải thiện từng bước, đến năm 2021 xếp thứ 34, năm 2022 thứ 23 và đến năm 2023 xếp thứ 22. Đây là một quá trình không hề dễ dàng, là sự cố gắng của học sinh, thầy cô toàn tỉnh. Hay như Vĩnh Phúc có thứ hạng trung bình điểm thi từ năm 2000-2023 lần lượt là (9, 5, 2, 1), Bắc Ninh (26, 19, 6, 5).

Theo Bộ GD-ĐT, việc đối sánh, nhất là đối sánh độ chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi từng môn của học sinh các tỉnh, thành phố trong cả nước có thể gây ra áp lực cho các địa phương hoặc đối sánh tổng điểm 3 môn toán, văn, ngoại ngữ sẽ gây áp lực cho các vùng khó. Tuy nhiên, việc đối sánh này đưa ra những chỉ báo tốt, giúp cho các địa phương, trường học biết được vị trí của mình để không ngừng cải tiến chất lượng giáo dục.

Trong 4 năm qua, việc thực hiện đối sánh đã giúp những người làm giáo dục cũng như xã hội nhận thấy rằng, đây là chuyện bình thường, là cần thiết, giúp cho địa phương, trường học hiểu được thực trạng của mình và học hỏi thành công của nơi khác để cải tiến chất lượng.

Nhìn vào các bảng đối sánh cho thấy một số tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển hoặc có truyền thống giáo dục như Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, An Giang, Hải Phòng, TP.HCM, Phú Thọ, Bạc Liêu, Bắc Ninh trung bình điểm thi nhiều năm xếp trong top 10. Tuy nhiên tỷ lệ trúng tuyển đại học năm 2022 của Vĩnh Phúc chỉ đạt 46,6% và Phú Thọ chỉ là 38,4%, chưa bằng trung bình của cả nước (48%). Trong khi, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa… có thứ hạng trung bình điểm thi thấp nhưng tỷ lệ trúng tuyển đại học rất cao, trên 60%. Như vậy, học sinh các địa phương này chú trọng đến phân hóa nghề nghiệp mạnh hơn, tập trung học các môn toán, ngoại ngữ và các môn trong tổ hợp thi đại học. Hoặc học sinh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa... đi theo hướng giáo dục nghề nghiệp, lao động trực tiếp hay xuất khẩu lao động nhiều hơn.

Cũng qua đối sánh, chúng ta thấy các địa phương miền núi, vùng khó khăn ở vùng núi phía bắc, các tỉnh Tây nguyên (trừ Lâm Đồng) một số tỉnh ven biển miền Trung và vùng ĐBSCL… khó khăn về kinh tế - xã hội, kéo theo khó khăn về giáo dục. Qua đó, không chỉ địa phương, mà nhà nước, Bộ GD-ĐT và toàn xã hội cần hỗ trợ nhiều hơn, hiệu quả hơn cho các địa phương này.

Cũng như chỉ số xếp hạng cải cách hành chính hằng năm, kết quả từ đối sánh kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giúp những địa phương dạy tốt cố gắng tiếp tục duy trì thứ hạng, địa phương nào chưa tốt sẽ học hỏi và cải thiện từng bước. Không cần kêu gọi, không cần những phong trào thi đua rầm rộ, chính điều này là động lực cụ thể nhất để mỗi địa phương nâng cao chất lượng giáo dục từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một thế giới thay đổi khôn lường.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.