Đồng bộ khó thế sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Buýt nhanh cả thập kỷ chưa thể triển khai, buýt thường thì ế khách, hệ thống metro lùi đích hết lần này đến lần khác...
Giao thông công cộng bức thiết ai cũng hiểu, nhưng sự chậm trễ và thiếu đồng bộ trong xây dựng hệ thống này tại TP.HCM nói riêng và một số địa phương khác thì không thể hiểu nổi.
Tình trạng kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường... là thực trạng tại TP.HCM bao năm nay, nhưng không giải quyết nổi vì loay hoay với bài toán hạn chế xe cá nhân, cấm xe máy trước hay phát triển hệ thống giao thông công cộng trước.
Làm cái gì cũng “đụng” mà làm đồng bộ cũng không xong. Một bên thì cho rằng, không cần đợi giao thông công cộng, cứ cấm xe máy, hạn chế xe cá nhân để tạo thói quen cho người dân sử dụng xe buýt. Một bên thì phản ứng, nếu chưa xây dựng được mạng lưới thay thế mà cấm xe cá nhân thì khác nào ép người dân. Cãi qua cãi lại, thoắt cái cả hơn thập kỷ trôi qua, xe máy vẫn đầy đường, ô tô ngày càng nhiều, đường sá chật hẹp trong khi hệ thống xe buýt ngoài việc tiêu tốn mỗi năm cả ngàn tỉ đồng trợ giá thì ngày càng èo uột, ế khách. Tuyến buýt nhanh chuẩn bị từ năm 2014 đến nay vẫn chưa thể triển khai.
Giờ tuyến metro số 1 của TP.HCM đang trên đường về đích, không ít người lại giật mình tự hỏi, người dân sẽ đi bằng cái gì tới nhà ga khi kết nối với các loại hình giao thông khác không có? Đáng nói là trong suốt nhiều năm qua, những phân tích, đề xuất phát triển mạng lưới xe buýt mini để gom khách ra các nhà ga của tuyến metro đã được nói rất nhiều lần nhưng không hiểu vì lý do gì chưa thực hiện. Cứ nhìn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của VN vắng khách ngay từ khi đưa vào hoạt động cũng vì thiếu kết nối với các loại hình giao thông khác có thể thấy một phần tương lai của tuyến metro số 1 tại TP.HCM nếu cũng vận hành riêng lẻ. Không lẽ người dân muốn đi metro, lại phải gọi xe ôm công nghệ hay nhờ người nhà chở tới bến?
Nhưng ế khách mới chỉ là hiện tượng, đằng sau đó là sự lãng phí khổng lồ nếu vận hành metro mà thiếu xe buýt. Chúng ta đều biết nguồn vốn để xây dựng đường sắt đô thị là vô cùng lớn. Chỉ tính riêng tuyến metro số 1 đã ngốn hết hơn 43.700 tỉ đồng. Đặt trường hợp metro đi vào hoạt động mà không hiệu quả như kỳ vọng, đặt trong bối cảnh ngân sách khó khăn phải dành một số vốn rất lớn cho dự án này, thì sự lãng phí trực tiếp, gián tiếp là không thể đo đếm.
Đó là lý do cần phải phát triển đồng bộ các loại hình giao thông công cộng thành một mạng lưới phụ trợ, tương hỗ với nhau, tạo ra sự tiện lợi, từ đó mới có thể lôi kéo người dân tham gia sử dụng. Còn cứ ngồi để tranh luận, làm cái này trước, làm cái kia trước... trong khi tốc độ tăng xe cá nhân ngày càng nhanh, đường sá ngày càng chật chội thì bài toán kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường... sẽ tiếp tục rơi vào bế tắc, không có lời giải.
Chúng ta vẫn xác định xe buýt là xương sống, chúng ta cũng quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ nhưng cứ rời rạc, riêng lẻ. Chẳng lẽ sự đồng bộ trong phát triển mạng lưới giao thông công cộng lại khó đến thế sao?
Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.