Đón tết ở bệnh viện dã chiến: Mong từng ngày về đoàn tụ gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình hình dịch Covid-19 đã bớt căng thẳng, nhiều người Việt đang sinh sống ở nước ngoài về quê hương đón tết. Với những người xa xứ, điều họ mong chờ là trở về quê nhà, nhất là dịp tết, nhưng rồi lại phải vào viện.
Chúng tôi đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12 (BVDC số 12) tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) một ngày gần cuối năm âm lịch. Bác sĩ (BS) Trần Bá Tòng (BS BV Da liễu TP.HCM đến công tác tại đây) đưa chúng tôi gặp các bệnh nhân (BN) là Việt kiều về quê đón tết nhưng không may mắc Covid-19.

Trong thời gian cách ly trong bệnh viện dã chiến, H. tranh thủ gọi điện cho người thân, bạn bè. Ảnh: Khánh Trần
Trong thời gian cách ly trong bệnh viện dã chiến, H. tranh thủ gọi điện cho người thân, bạn bè. Ảnh: Khánh Trần
Lên kế hoạch về từ rất lâu
Lên kế hoạch nhiều tháng nay để từ Mỹ về Việt Nam đón tết cùng gia đình, ông P.N.N (60 tuổi) nhờ người thân mua vé về Việt Nam khi thời hạn cách ly quy định chỉ còn 3 ngày. “Lúc còn trẻ mình đi Mỹ lập nghiệp, giờ lớn tuổi rồi, trở về quê hương mới là sung sướng nhất”, ông N. chia sẻ.
“Điều quan trọng nhất về đây có cái tết, có không khí gia đình. Tết tây của người ta cũng đâu phù hợp với mình. Họ hàng cũng ở đây hết, vậy tại sao không về”, ông N. nói và cho biết thêm: “Tết năm trước, khi Covid-19 xảy ra, trở về Việt Nam tôi xuống máy bay là phải đi xe xuống Bà Rịa-Vũng Tàu cách ly 14 ngày, sau đó mới về nhà ăn tết. Năm nay tình hình dịch đã ổn hơn”.
Ông N. làm xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi lên máy bay ở Mỹ, thực hiện 5K rất cẩn thận, xuống máy bay test lại vẫn âm tính nên đến khách sạn cách ly. Thế nhưng đến ngày thứ 2, test nhanh lại ra 2 vạch, ông N. được chuyển thẳng vào BVDC số 12… Đã tiêm 3 mũi vắc xin, ông N. không quá lo về sức khỏe, chỉ đếm từng ngày để được xuất viện, về với gia đình đón tết càng sớm càng vui!
Khi quyết định về, má chị đếm từng ngày, má bảo là “má chờ má đếm từng ngày luôn, má nói ba trăm mấy ngày rồi con chưa về”
Chị T.T.H (Việt kiều Mỹ)
Cũng giống ông N., chị H.N.T (42 tuổi) sắp xếp công việc ở Mỹ để về Việt Nam thăm ba mẹ đúng dịp Tết Nguyên đán. Xét nghiệm tại Mỹ âm tính trước khi lên máy bay về Việt Nam; nhưng khi đến Việt Nam kết quả test nhanh lại dương tính nên chị T. được đưa vào cách ly tại BVDC số 12.
“Về Việt Nam để thăm ba mẹ, để nguôi nỗi nhớ nhà, tôi không nghĩ là mình phải vào nơi cách ly. Ba mẹ già ở nhà cũng ngóng từng ngày nên tôi rất mong sớm khỏi để còn về nhà. Nhưng giờ sức khỏe tôi vẫn ổn định”, chị T. tâm sự.
Cuộc trò chuyện tạm ngưng khi chị T. nhận thông báo đủ điều kiện xuất viện từ BS, những giọt nước mắt đã rơi vì sung sướng, vì sắp được trở về nhà. Sửa soạn hành lý, chị T. vừa gọi điện thông báo cho người nhà đến đón mình, cầm tờ giấy ra viện, chị không ngớt cảm ơn các BS đã chăm sóc mình thời gian qua.
“Giờ về cách ly tại nhà xong cũng vừa tết, ít món quà tôi chuẩn bị từ bên Mỹ cho người thân, bạn bè cũng sắp tặng được rồi”, chị T. hồ hởi khoe rồi quay qua chào những người bạn “bất đắc dĩ” ở BVDC trước khi xuất viện: “Chào mọi người tôi về trước nha, chúc mọi người sức khỏe, sớm hết bệnh để về ăn tết với gia đình”.

Được xuất viện trong những ngày cuối năm, chị H.N.T vui mừng gọi điện báo cho người thân đến đón
Được xuất viện trong những ngày cuối năm, chị H.N.T vui mừng gọi điện báo cho người thân đến đón
“Má mong lắm nên chị phải về”
L.H.H (22 tuổi, du học sinh Úc) cũng đang chuẩn bị hành lý xuất viện. Kể lại hành trình về quê ăn tết, H. buồn vì nhiều kế hoạch đi chơi cùng bạn bè phải gác lại: “Về cách ly trong BVDC em cũng bỡ ngỡ lắm, nhưng ở đây 8 ngày cũng đã quen”.
“Thường thì em tranh thủ về Việt Nam trong các kỳ nghỉ, hiện tại ở Úc đang kỳ nghỉ hè nên em về Việt Nam ăn tết, nhưng lần nào cũng phải cách ly, cách ly lần này là lần thứ 4 rồi đấy. Mỗi lần cách ly là mỗi lần trải nghiệm khác”, H. nói.
Lần đầu cách ly khi H. về Việt Nam cùng 15 người bạn, các khách sạn hết chỗ nên H. cùng bạn vào khu cách ly do quân đội quản lý. “Khách sạn không sắp xếp đủ chỗ cho mọi người nên em và các bạn vào cách ly ở nơi quân đội quản lý. Mỗi phòng ở 30 người, cảm giác như đang ở trong cái hội trường lớn. Mọi người trong phòng đều có kết quả âm tính nên sinh hoạt khá thoải mái, 14 ngày trôi qua thật nhanh”, H. kể.

Trong thời gian cách ly trong bệnh viện dã chiến, H. tranh thủ gọi điện cho người thân, bạn bè. Ảnh: Khánh Trần
Trong thời gian cách ly trong bệnh viện dã chiến, H. tranh thủ gọi điện cho người thân, bạn bè. Ảnh: Khánh Trần
Lần thứ 4 trở về Việt Nam, đáp chuyến bay từ Úc về TP.HCM, test nhanh tại sân bay cho kết quả dương tính, H. không thể tiếp tục bay về Hà Nội. “Em tính mình về trước tết 2 tuần để giải quyết một số việc, về quê, rồi tụ họp cùng bạn bè, nhưng đành gác lại vì mắc Covid-19, chuyến bay về Hà Nội đã mua cũng đành hủy”, H. nói.
H. kể: “Nhiều bạn em ở Úc cũng có ý định về ăn tết nhưng em khuyên nên cẩn thận hơn để không giống em. Trước khi lên máy bay em đã test âm tính rồi nhưng không hiểu sao về đến đây test lại dương tính?”.
Chờ BS làm giấy ra viện, H. rất hồi hộp. H. cho biết khi nghe tin được xuất viện đã mua luôn vé chuyến bay trong đêm về Hà Nội và tiếp tục cách ly tại nhà. “Dù cách ly tiếp nhưng chỉ cần được về nhà là điều tuyệt vời với em rồi”, H. nói.
Dịch Covid-19 khiến nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng, giá vé tăng cao, nhiều người phải đắn đo về hay không về.
Chị T.T.H cùng chồng từ Mỹ về Việt Nam để đón tết cùng mẹ, vì mẹ chị đã lớn tuổi, mong gặp con cháu, nên khi sắp xếp được công việc là chị T.T.H lại về thăm mẹ.
“Hai vợ chồng có test trước khi lên máy bay đều âm tính rồi, đến khi xuống máy bay test nhanh thì chỉ có chị lên 2 vạch, đi cách ly, còn ổng được về nhà luôn”, chị T.T.H nói.
Trước đây mỗi năm chị T.T.H đều về Việt Nam ăn tết. 2 năm nay do dịch bệnh, giá vé tăng cao, cùng với việc cách ly dài ngày khiến chị khó thu xếp được công việc. “Khoảng gần tết là chị thường xuyên cập nhật quy định cách ly người từ nước ngoài về, cách ly 14 ngày, rồi 7 ngày chị vẫn chưa quyết định về. Mới đây khi thời hạn cách ly chỉ còn 3 ngày thì chị quyết định về Việt Nam”.
Chị T.T.H cho biết mỗi lần về thì không được lâu, nếu có công việc thì chỉ về được từ 3 tuần đến 1 tháng thôi, nếu mắc Covid-19 sẽ cách ly để điều trị, mất rất nhiều thời gian và chi phí. “Những đợt trước dù vé mắc chị vẫn có khả năng chi trả, nhưng thời hạn cách ly quá dài nên chị chưa quyết định về, vì về cũng không làm được gì”, chị T.T.H nói.
“Khi quyết định về, má chị đếm từng ngày, má bảo là “má chờ má đếm từng ngày luôn, má nói ba trăm mấy ngày rồi con chưa về”. Tính từ hồi năm trước chị về Việt Nam ăn tết, khoảng 17 âm lịch đã ở nhà đi mua bông, mua hoa. Giờ má cứ đếm 2 ngày, rồi 3 ngày, cứ thế đến ngày chị về tới nhà. Má mong lắm, nên chị phải về!”, chị H. chia sẻ.
Theo Khánh Trần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null