Đón Tết có trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết Nhâm Dần 2022 đã cận kề, cũng là Tết Nguyên đán thứ ba người dân cả nước phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19.


Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nhâm Dần ngày 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron, thậm chí có thể có những biến thể mới ngoài Omicron, bởi vậy đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp xử lý kịp thời, không để bị động, để nhân dân được ăn Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh.

Năm qua, đất nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài. Vào thời điểm này, bình quân mỗi ngày tổng số ca nhiễm của cả nước liên tục ở mức trên 15.000 ca; hàng loạt tỉnh thành ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 3 con số, Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca mắc mỗi ngày. Nhưng với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, mỗi gia đình, đơn vị, địa phương đều đang thích ứng với nhịp sống bình thường mới, đón mùa xuân Nhâm Dần với tâm thế tin tưởng ở những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Dịp Tết đến xuân về, ai cũng mong được sum họp, đoàn tụ bên người thân. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh, Tết cũng là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố về sức khỏe không thể lường trước. Chính vì vậy, Tết an toàn chính là trọng tâm khuyến cáo của Bộ Y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện này. Trong thông điệp, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly đối với người về quê đón Tết, mà đề nghị các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quyết định theo thẩm quyền việc tạm dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, hoạt động vui chơi, lễ hội lớn, nghi lễ tôn giáo có tập trung đông người tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; đồng thời tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn. Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt một số địa phương có số ca mắc COVID-19 ở mức cao, đã khuyến cáo hạn chế tập trung đông người, sử dụng rượu bia quá đà trong những ngày nghỉ Tết, đặc biệt là khi tham gia giao thông.

Sự thận trọng của các địa phương cũng là dễ hiểu, khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường. Không ai muốn dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam, nhất là nhu cầu đi lại của người dân tăng cao cả trước và sau Tết. Những thành quả có được trong đấu tranh phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, có một phần rất lớn từ chính mỗi người dân, khi tự nguyện, tự giác và tích cực tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Vẫn biết nhu cầu vui Tết, chơi Tết, ăn Tết của người dân là rất cao, nhưng vì một cái Tết an toàn, nhiều người đã hy sinh niềm vui riêng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 với những ca nhiễm mang chủng virus mới được phát hiện ở nước ta vào dịp cận kề Tết Nhâm Dần, khiến không ít người dân tại các địa phương có dịch lao đao. Sát cánh bên họ, chính quyền địa phương các cấp, nhiều cơ quan, ban, ngành đã nhanh chóng vào cuộc. Điều này cho thấy sự sâu sát, thấu hiểu của chính quyền các cấp với những khó khăn của nhân dân, kịp thời có các biện pháp can thiệp, nhằm giảm những thiệt hại do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân các địa bàn bị ảnh hưởng dịch COVID-19; đồng thời kêu gọi các cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị xã hội chia sẻ và tích cực giúp đỡ nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

Gần đây nhất, cùng với việc phối hợp với cơ quan hữu quan của Trung Quốc nỗ lực giải tỏa hàng nông sản ách tắc tại một số cửa khẩu, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, theo đó bảo đảm đủ nguồn cung và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ Tết, nhất là tại địa bàn xảy ra dịch bệnh; đồng thời xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các nông sản của các địa phương đang gặp khó khăn do dịch bệnh trong tiêu thụ sản phẩm. Đáng chú ý, chương trình cộng đồng "Tết chung một nhà" đã được phát động tại nhiều địa phương nhằm hỗ trợ những người lao động, vốn là lực lượng lao động cốt lõi của xã hội, hiện đang gặp khó khăn, chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa hoặc đình chỉ nhiều khu công nghiệp, nhà máy và công ty trong đợt đại dịch COVID-19 vừa qua. Chương trình góp phần làm lan tỏa tới cộng đồng xã hội lòng biết ơn, tri ân về sự cống hiến và hy sinh thầm lặng của đội ngũ tuyến đầu chống dịch, những công nhân lao động, lực lượng lao động nòng cốt của xã hội trong dịp Tết Nguyên đán 2022”.

Năm mới 2022, chưa thể lường hết những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người dân cả nước tiếp tục phải đương đầu với những thử thách đầy cam go. Nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc nhanh chóng, hiệu quả của các cơ quan chức năng và sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân cả nước, một cái Tết đầm ấm, lạc quan, xua tan bệnh dịch, thực hiện thành công chủ trương lớn của Chính phủ: Vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Yến Nhi (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.