Đội tiên phong trong kỷ nguyên mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có vài sự kiện, không liên quan đến ngày Doanh nhân VN nhưng lại cho thấy rõ nhất sự thay đổi, tầm vóc của doanh nhân Việt hiện nay.

Đầu tiên là sự kiện chủ nhân của giải VinFuture đoạt giải Nobel hóa học 2024. Đó là hai trong số 3 nhà khoa học gồm TS Demis Hassabis và TS John Jumper, chủ nhân giải Nobel hóa học 2024 với công trình đột phá sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải mã cấu trúc của hầu hết các loại protein, đã từng được vinh danh tại giải đặc biệt VinFuture dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới năm 2022. Trước đó, hai chủ nhân của giải thưởng VinFuture là GS Kariko và TS Weissman cũng đã đoạt giải Nobel y sinh 2023.

Giải VinFuture do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân sáng lập với sứ mệnh tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Việc nhiều chủ nhân của giải thưởng VinFuture được vinh danh ở những giải thưởng quốc tế danh giá, đặc biệt là giải Nobel, cho thấy giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế do người Việt sáng lập có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với cộng đồng khoa học và nhân loại. Vingroup của doanh nhân tỉ phú Phạm Nhật Vượng cũng là đơn vị tiên phong thúc đẩy chuyển đổi xanh với thương hiệu xe điện VinFast đã vươn lên số 1 trong tháng 9 vừa qua về lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Sự kiện thứ 2 là 3 nữ doanh nhân VN gồm Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vinamilk Mai Kiều Liên và CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm lọt vào danh sách 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố. Fortune đánh giá các nữ doanh nhân trong danh sách năm nay đã cải cách công ty, tạo đột phá trong ngành, thúc đẩy tăng trưởng, truyền động lực cho các đồng nghiệp và thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Họ được chọn dựa trên quy mô doanh nghiệp (DN), tầm nhìn chiến lược, khả năng tạo đột phá, tầm ảnh hưởng với nền kinh tế và trách nhiệm xã hội. Tại VN, cả 3 nữ doanh nhân này đều có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển của những ngành mà DN họ đang hoạt động.

Sự kiện thứ 3 diễn ra vài ngày trước tại Tokyo dưới sự chứng kiến của đại diện Đại sứ quán VN tại Nhật Bản, Tập đoàn Tân Long của doanh nhân Nguyễn Sĩ Bá lần thứ 2 xuất khẩu thành công gạo Japonica mang thương hiệu AAn vào thị trường Nhật Bản. Trước đó, tháng 6.2022, gạo AAn lần đầu xuất khẩu thành công dòng ST25 sang Nhật Bản và được sử dụng làm nguyên liệu chính trong món cơm chiên phục vụ các cán bộ tại văn phòng nội các tại đây....

Đã có rất nhiều sự kiện, những cột mốc, những câu chuyện truyền cảm hứng từ các DN, doanh nhân Việt suốt những năm vừa qua trong hoạt động kinh doanh của mình và đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước.

Tại cuộc gặp đại diện doanh nhân tiêu biểu hôm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định sự trỗi dậy của cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech), AI, điện toán đám mây... là cơ hội cho các doanh nhân VN có tầm nhìn về cách tân công nghệ, xác lập "phương thức sản xuất số", đi tắt, đón đầu xu hướng của thế giới, đưa nền kinh tế quốc gia thăng tiến lên những nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị.

Gửi gắm, kỳ vọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng chính là mong muốn mà nhiều doanh nhân đã chia sẻ trong cuộc khảo sát nhỏ do Báo Thanh Niên thực hiện nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân VN (2004 - 2024). Họ mong muốn nhận được sự tin cậy của Đảng và Nhà nước để biến khát vọng hùng cường của dân tộc thành hiện thực. Họ mong muốn nhận được sự tin cậy của người dân trong nước với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ made in VN... để xây dựng một nền sản xuất, tiêu dùng vững mạnh ở sân nhà và đủ sức chinh phục thế giới.

DN - doanh nhân đang nhận được rất nhiều kỳ vọng là đội ngũ tiên phong đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của kinh tế số, kinh tế xanh.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.